"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Giả cơ quan công quyền hù dọa để chiếm đoạt tiền của bị hại

A
Cập nhật: 11/05/2020 16:00

Đây là thủ đoạn lừa đảo trên mạng khá tinh vi, xảo quyệt, thâm độc khi một số đối tượng giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án… liên tiếp tung ra các chiêu trò “khủng bố tinh thần” bị hại với cường độ mãnh liệt để dễ bề chiếm đoạt tài sản, tiền bạc của họ. Mặc dù phương thức này khá phổ biến, diễn ra trong thời gian dài, rất nhiều người mắc phải gây nhức nhối trong dư luận xã hội, song vẫn còn nhiều trường hợp sập bẫy bọn lừa đảo.

Đối tượng thường sử dụng các số điện thoại có đầu số tương tự như +840236.38223…; +0840236.388.92…; +08424382568… hoặc giả danh và tự xưng là "nhân viên bưu điện VNpost" đòi nợ tiền ngân hàng, nợ tiền cước điện thoại, hoặc bưu phẩm chứa hàng cấm… của bị hại. Khi nạn nhân thắc mắc khẳng định không dính dáng gì vào việc trên thì được nối máy với đầu dây khác.

Từ số máy này, một người tự xưng là cán bộ điều tra của Bộ Công an nói chuyện với nạn nhân. Đối tượng giả danh công an này thông báo cho bị hại biết, ông (bà) đang bị nghi ngờ có hoạt động rửa tiền, mua bán trái phép chất ma túy, liên quan đến nhóm hoạt động phạm pháp đang được điều tra. Tiếp đó, chúng gửi cho bị hại 1 đường link dẫn đến 1 trang web có giao diện giống trang web của Cơ quan Công an để chiếm lòng tin của bị hại.

Tại đây, chúng hướng dẫn bị hại tải văn bản đã chuẩn bị sẵn (là một bản giả quyết định của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án có liên quan đến vụ án, có thông tin của bị hại). Đến lúc này, do tâm lý lo sợ, do đòn “khủng bố tinh thần” ghê gớm của bọn lừa đảo làm tê liệt sự tỉnh táo, khôn ngoan của bản thân nên bị hại hoàn toàn tin vào các đối tượng.

Sau khi dụ được “con mồi” vào tròng, đối tượng sử dụng số điện thoại bàn mã vùng để gọi và sẽ có nhiều yêu cầu đối với bị hại, như: nộp tiền vào tài khoản "công an" để chứng minh là “tiền sạch”, sau 1 đến 2 ngày sẽ trả; yêu cầu bị hại giữ máy cho đến khi ra ngân hàng chuyển hết tiền vào tài khoản chúng yêu cầu, hoặc chúng sẽ đề nghị bị hại ra một ngân hàng khác để mở một tài khoản và đăng ký dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại do các đối tượng lừa đảo giả danh công an cung cấp.

Chúng thường lý giải cho công đoạn này là mục đích để kiểm tra, xác minh, giám định số tiền này có liên quan đến đường dây tội phạm hay không và giám sát tài khoản này của bị hại. Từ đó buộc nạn nhân cung cấp toàn bộ tên đăng nhập và mã kích hoạt để chuyển tiền sang tài khoản khác bằng Internet Banking.

Với thủ đoạn như trên, các đối tượng khiến bị hại nghĩ rằng tiền vẫn trong tài khoản đứng tên mình nên không mất. Mặt khác, đối với các nhân viên của các ngân hàng khi khách đến giao dịch chuyển, nộp tiền vào tài khoản của chính họ nên nghĩ rằng không phát sinh vấn đề lừa đảo tội phạm gì ở đây, từ đó không biết để cảnh báo với khách hành về nguy cơ tài khoản bị xâm hại.

Khi thực hiện xong thao tác cuối của kịch bản lừa đảo, các đối tượng đã sử dụng dịch vụ internet Banking để chuyển tiền sang các tài khoản ngân hàng khác và rút ra chiếm đoạt.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21302316
Trực tuyến: ...