"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Quy trình cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa (trừ VLN nổ công nghiệp) tại Công an cấp huyện

Cập nhật: 24/08/2023 10:09

 

Quy trình xử lý công việc

 

 

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/kết quả

 

B1

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định; nộp hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân

Giờ hành chính

Theo mục 5.3

 

B2

Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ chưa đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đối với hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo mục B1 và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ, gửi lại cho người nộp hồ sơ (trực tuyến qua email, quan tin nhắn số điện thoại đính kèm tài khoản gửi hồ sơ…)

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, hệ thống sẽ gửi tin nhắn, email báo tình trạng hồ sơ, ngày hẹn trả hồ sơ cho người nộp.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Giờ hành chính

PC04: Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC về PCCC.

 

B3

Chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

4 giờ

 

 

B4

Bộ phận chuyên môn phân công cán bộ thẩm định tiếp nhận giải quyết hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; sau khi kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với các quy định của pháp luật, nếu:

- Hồ sơ không đảm bảo điều kiện theo quy định: Cán bộ giải quyết hồ sơ báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo văn bản hướng dẫn và nêu rõ lý do, nội dung cần điều chỉnh, bổ sung. Thời gian giải quyết được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ.

- Hồ sơ đảm bảo điều kiện theo quy định: Cán bộ giải quyết hồ sơ báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền lập kế hoạch tổ chức kiểm tra các điều kiện về an toàn PCCC đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật; thông báo nội dung kế hoạch kiểm tra cho doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân biết. Khi kiểm tra, phải lập biên bản theo mẫu số PC10 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.

+ Trường hợp phương tiện vận chuyển đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định: Cán bộ, chỉ huy đội được phân công giải quyết hồ sơ soạn thảo GPVC hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, báo cáo đề xuất lãnh đạo phụ trách ký, duyệt.

+ Trường hợp phương tiện vận chuyển không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì trong biên bản kiểm tra phải nêu rõ những tồn của phương tiện đồng thời hướng dẫn cá nhân, tổ chức khắc phục sau đó báo cáo lãnh đạo phòng có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp GPVC. Sau khi khắc phục xong cá nhân, tổ chức nộp lại hồ sơ đề nghị cấp GPVC hàng hóa nguy hiểm (thực hiện lại từ bước 1).

Bộ phận CMNV

26 giờ

 

 

B5

Trình lãnh đạo ký giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ hoặc công văn kiến nghị

Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ

04 giờ

 

 

B6

Sau khi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ hoặc công văn kiến nghị được Lãnh đạo duyệt, ký bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ sẽ đóng dấu, vào sổ theo dõi và chuyển kết quả đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bộ phận văn thư

02 giờ

Mẫu số 01: Sổ theo dõi hồ sơ cấp GPVC hàng nguy hiểm cháy, nổ.

 

B7

Tiếp nhận giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ hoặc công văn trả lời, đối chiếu hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân (bản giấy và bản điện tử)

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

04 giờ

 

 

B8

Thống kê và theo dõi việc nhận hồ sơ và trả kết quả trên hệ thống tài khoản dịch vụ công Bộ Công an và số hóa hồ sơ trên hệ thống theo địa chỉ http://chungchi.canhsatpccc.gov.vn/publish/home

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Giờ hành chính

Mẫu số 02: Sổ theo dõi hồ sơ giải quyết TTHC (cập nhật trên hệ thống Cổng dịch vụ công Bộ Công an)