Việt Nam hiện xếp thứ 20 trên thế giới về nguy cơ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại, đúng thứ 8 trên thế giới về nguy cơ bị tấn công bởi các mã độc và đang phải đối mặt với các thông tin tuyên truyền xuyên tạc, kích động trên internet với mục đích chống phá, gây bất ổn xã hội. Trong bối cảnh ấy, Luật An ninh mạng có hiệu lục từ ngày 1-1- 2019 chính là một cơ sở pháp lý rất quan trọng và cần thiết để ứng phó với các mối đe dọa nói trên.
Nhìn ra thế giới, xu hướng chung hiện nay, bảo vệ quyền, lợi ích quốc gia trên không gian mạng và ứng phó với những nguy cơ mới từ không gian mạng đã trở thành vấn đề toàn cầu, được xác định là nội dung cốt lõi để phát triển và sống còn ở nhiều quốc gia. Từ nhận thức đó, đến nay đã có 138 quốc gia có quy định về an ninh mạng, trong đó 95 nước đã ban hành Luật an ninh mạng và nhiều nước đã công bố chiến lược an ninh mạng, xác định mối đe dọa về an ninh mạng hiện nay là hiểm họa hàng đầu đối với an ninh quốc gia và tuyên bố sẽ đáp trả bằng quân sự nếu bị tấn công.
Đơn cử, tháng 4-2018, Quốc hội Australia đã thông qua dự luật quy định phạt nặng người điều hành doanh nghiệp truyền thông không dỡ bỏ kịp thời các nội dung cực đoan khỏi nền tảng của doanh nghiệp đó. Các “ông lớn” Youtube, Google cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không gỡ bỏ nội dung bất hợp pháp trong thời gian sớm nhất cùng với mức phạt có thể lên tới 600.000 USD. Trả lời báo chí, Bộ trưởng Tư pháp Australia cho biết, các nỗ lực trên nhằm bảo đảm các nền tảng không gian mạng không thể là nền tảng để truyền bá các hành động bạo lực, cực đoan, không để những nền tảng mạng biến thành công cụ của tội ác.
Cũng trong tháng 4-2019, Chính phủ Anh đưa ra đề xuất các giải pháp cứng rắn mới nhằm đảm bảo Anh là quốc gia có môi trường trực tuyến an toàn nhất thế giới bằng một loạt các biện pháp như xử phạt nặng các tổ chức, cá nhân vi phạm ngừng hoạt động kinh doanh và xử lý bằng pháp luật đối với lãnh đạo doanh nghiệp vi phạm.
Trước đó, từ tháng 1-2018, Chính phủ Đức đã áp dụng biện phai cứng rắn với các công ty mạng xã hội: Facebook, Twistter... đến triệu Euro nếu không xóa, chặn tin, tức giả mạo, ngôn từ thù địch nội dung bất hợp pháp khác vòng 24h.
Tại Đông Nam Á, cuối năm 2019, Luật bảo vệ khỏi sự lừa dối và thao túng trực tuyến của Singapore chính thức có hiệu lực với đối tượng điều chỉnh là các mạng xã hội các cổng thông tin điện tử, group chat trực tuyến... Cá nhân vi phạm có thể bị phạt lên tới 72.000 USD hoặc bị phạt tù tới 10 năm hoặc bị áp dụng cả hai hình phạt này. Malaysia có Luật chống tin giả với mức phạt 150.000 USD và 6 năm tù. Luật an ninh mạng của Thái Lan với hình phạt 7 năm tù cho hành vi lan truyền thông tin sai sự thật...
Theo các chuyên gia, do tâm lý người dùng internet chủ quan, không lường hết được những tác động của thông tin lan truyền trên mạng xã hội, vì vậy các biện pháp siết chặt quản lý thông tin trên mạng xã hội, bảo vệ người dùng và lợi ích của việc kết nối mạng xã hội là động thái vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, tuyệt đại các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông, y tế, giáo dục, năng lượng... hiện nay đều được kết nối với internet. Do đó, khi an toàn không gian mạng không được đảm bảo thì cũng cũng có nghĩa là an ninh quốc gia bị xâm hại.
Tuy vậy, nhiều biện pháp bảo vệ hiện nay theo nhiều chuyên gia là chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do không gian mạng quá rộng lớn, với số lượng người dùng quá đông đảo. Trong đó, mục đích kinh doanh, lợi nhuận xung đột với lợi ích bảo đảm an ninh, ổn định trật tự xã hội. về kỹ thuật, Youtube hay Google rất ngại lọc thông tin xấu do lo ngại thông tin vì thế sẽ ít thu hút, “kém view”... Bên cạnh đó, hành lang pháp lý và sức ép chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp mạng xã hội phải tuân thủ pháp luật.
Ngoài ra, khái niệm “ẩn danh” dẫn đến tâm lý người dùng nghĩ không ai biết đến mình nên họ “thích nói gì thì nói”. Vì vậy, cần phải phân biệt, thanh lọc thông tin dữ liệu đầu vào để phân biệt đâu là người dùng thật và đâu là ẩn danh, nick ảo. Tốt nhất là các cá nhân tự kiểm soát và loại bỏ các thông tin xấu độc nêu trên.
Thông tin trên báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an, đánh giá: “Không gian mạng là nơi trú ẩn và hoạt động của nhiều loại tội phạm nguy hiểm, hoạt động gián điệp mạng, chiếm đoạt, làm lộ thông tin bí mật nhà nước diễn biến rất phức tạp, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia. Sự ra đời của Luật An ninh mạng đã tạo hành lang cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước và bảo vệ an ninh mạng. Các hệ thống quan trọng về an ninh quốc gia được khảo sát, đánh giá, triển khai các biện pháp bảo vệ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Công tác đấu tranh phòng tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao đạt nhiều kết quả quan trọng”.
Còn theo Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, ủy viên thường trực ủy ban quốc phòng an ninh của Quốc hội cho biết: Luật an ninh mạng đã giúp cho các cơ quan chức năng cũng như người dân có ý thức cảnh giác hơn đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia cũng như phát hiện kịp thời, ngăn chặn và đấu tranh với những hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, chống chế độ cùng các hành vi tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố trên không gian mạng và tội phạm trên không gian mạng.