"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Cảnh báo 16 chiêu lừa phổ biến trên không gian mạng

A
Cập nhật: 06/04/2023 09:48

Thời gian gần đây, trên phạm vi cả nước nói chung, Hải Phòng nói riêng, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, internet và các trang mạng xã hội có chiều hướng ra tăng, diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn mới gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.

Công an thành phố diễn tập an ninh mạng

Thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm lừa đảo thông qua mạng viễn thông, internet và các trang mạng xã hội đang có xu hướng nở rộ, với những chiêu thức ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản cho người dân.

Phòng An ninh chính trị nội bộ - CATP Hải Phòng đã tổng hợp, phân loại 16 hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên không gian mạng hiện nay thành 3 nhóm. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

Trước hết cần phải kể đến nhóm “Giả mạo thương hiệu”. Ở nhóm này, các đối tượng sẽ sử dụng chiêu giả mạo thương hiệu của các tổ chức, đơn vị như: Ngân hàng, cơ quan nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán... để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân. Hoặc giả mạo các trang Web/Blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn...) tạo uy tín để tiến hành thu thập thông tin cá nhân của người dân.

Tiếp đến là nhóm “Chiếm đoạt tài khoản”. Ở nhóm này, các đối tượng sẽ tìm cách chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội của người dùng như: Zalo, Facebook, Tiktok... để gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè, người thân có trong danh bạ của chủ tài khoản nhằm chiếm quyền tài khoản, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền nạn nhân.

Ngoài ra, còn có các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên trang Web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo. Nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính mình cũng không biết.

Nhóm thứ 3 là “Các hình thức kết hợp”. Ở nhóm này, các đối tượng có thể sử dụng kết hợp một vài chiêu trò trong 12 phương thức lừa đảo sau: Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ...) giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông..., để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản; sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết. Hay các đối tượng có thể giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa đảo nạn nhân làm cộng tác viên.

Từ đó, dần dẫn dụ nạn nhân thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS. Tiếp đến là chiêu trò lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự cả tin và lòng thương người của người dùng mạng xã hội để câu View, câu like, sau đó các đối tượng xấu sẽ lấy đó làm “bình phong” để lợi dụng, thực hiện trót lọt các chiêu trò lừa gạt, chiếm đoạt tài sản qua hình thức kêu gọi nạn nhân chung tay quyên góp, ủng hộ làm từ thiện giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, cơ cực trong xã hội.

Cùng với đó là hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook là những mặt hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mại giả, hàng ảo hoặc giao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm; giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư. Chẳng hạn như lừa chiếm đoạt tài sản bằng cách chờ trực trên các Fanpage có tích xanh, Fanpage của người nổi tiếng trên mạng xã hội để nhắn tin riêng với nạn nhân đóng giả là nhân viên, trợ lý.

Ngoài ra, không thể không kể đến các chiêu thức như “bẫy tình”, lợi dụng tình cảm, lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram; lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại (tiện ích mở rộng cho trình duyệt, phần mềm bẻ khóa - crack). Ở chiêu trò này, đối tượng xấu sẽ tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng thông qua tiếp cận nạn nhân từ chạy quảng cáo đường link độc hại, phát tán mã độc, phần mềm độc hại qua Facebook, Telegram, Google Search...

Tiếp đó là thủ thuật thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản của nạn nhân thông qua các trang Web lừa đảo; thủ đoạn nâng cấp lên Sim 4B hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản, tài sản; giả mạo Email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe dọa lừa tiền nạn nhân hay chiêu thức lập sàn đầu tư tiền ảo Crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Trước vấn nạn trên, mỗi chúng ta - những công dân của kỷ nguyên số hay nêu cao tinh thần, ý thức cảnh giác, tự trang bị cho mình và những người xung quanh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành những “công dân số”, người tiêu dùng thông thái có đủ “sức đề kháng” để có thể nhận diện, chủ động phối hợp với lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống, từng bước làm thất bại mọi chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng xấu.

Theo báo An ninh Hải Phòng

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21308695
Trực tuyến: ...