"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng

A
Cập nhật: 28/03/2022 13:00

Thời gian gần đây, ở một số thành phố lớn như: Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện một sổ thủ đoạn mới nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt Sim điện thoại và lợi dụng dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi của các nhà mạng Viettel, Mobitone, Vinaphone thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể:

Ảnh minh họa

Thủ đoạn chiếm đoạt Sim điện thoại

Đối tượng thu thập thông tin cá nhân của bị hại, bị lộ lọt từ các nguồn cơ sở dữ liệu thương mại điện tử, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, ngân hàng; dịch vụ vay trực tuyến FE Credit;... Sau đó, đối tượng sử dụng các thông tin thu thập được liên hệ với người bị hại bằng kịch bản: Giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng củaTổng đài nhà mạng đề nghị bị hại nâng cấp sim 3G lên 4G, 5G hoặc các kịch bản khác với mục đích cuối cùng là yêu cầu người bị hại soạn tin nhắn theo cú pháp: DS một dãy số gửi 901 (dãy số này do đối tượng cung cấp cho người bị hại kèm theo cú pháp trên); tiếp theo soạn: “1” để đồng ý, thực chất đây là cú pháp để đổi Sim điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ mạng Mobifone. Người bị hại thực hiện các tác vụ trên, sau đó sẽ bị đối tượng chiếm đoạt quyền sử dụng số điện thoại để rồi đãng nhập được vào các tài khoản, ví điện tử. Đa số các tài khoản này thường có tên tài khoản đăng nhập là số điện thoại đã được liên kết với tài khoản đó.

Thủ đoạn đề bị hại thực hiện chuyển hướng cuộc gọi

Tương tự như thủ đoạn chiếm đoạt Sim điện thoại, các đối tượng sử dụng các thông tin thu thập được liên hệ với người bị hại bằng kịch bản: Giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của nhà mạng để hỗ trợ giải quyết sự cố, yêu cầu người bị hại bấm cú pháp: **21 *một dãy số# (dãy số này do đối tượng cung cấp cho người bị hại kèm theo cú pháp trên) trong tác vụ cuộc gọi trên điện thoại. Thực chất đây là cú pháp chuyển hướng cuộc gọi (call forward) cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại nội mạng hoặc ngoại mạng khác. Kết quả là các cuộc gọi đến số điện thoại bị hại sẽ được chuyển hết đến số điện thoại của đối tượng. Từ đó, các đối tượng lợi dụng quyền này để nhận cuộc gọi lấy mã OTP qua cuộc gọi đến ở một số tài khoản như: Momo, Zalo,... và đăng nhập được vào các tài khoản này của người bị hại.

Bằng những thủ đoạn trên, đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt tiền của nạn nhân trong tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc sử dụng thông tin của người bị hai để vay tiền thông qua các app vay tiền trên mạng Internet, dẫn đến người bị hại nghiễm nhiên bị nợ khoản tiền lớn.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - CATP Hải Phòng khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không nhắn tin hoặc thực hiện các cú pháp lạ do người khác yêu cầu trên điện thoại cá nhân hoặc liên quan đến số điện thoại đã đăng ký, liên kết với các tài khoản như: tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc tài khoản mạng xã hội khi chưa tìm hiểu, tra cứu thông tin kỹ càng, để tránh bị mất tiền hay gánh chịu các hậu quả khác không đáng có.

Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - CATP Hải Phòng

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21321729
Trực tuyến: ...