"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Cảnh giác với lừa đảo trên mạng, rao bán tiền giả qua Facebook, Zalo

A
Cập nhật: 20/03/2020 11:04

Không khó để tìm một tài khoản rao bán tiền giả với số tượng lớn trên mạng Facebook hay Zalo. Các đối tượng thông tin đang có sẵn tiền giả vơi các loại mệnh giá từ 50.000 đồng trở lên, trao đổi với tỷ lệ 1 ăn 10 (1 triệu đồng tiền thật lấy 10 triệu tiền giả) và càng mua số lượng lớn thì tỷ lệ đổi sẽ “hữu nghị” hơn với khách hàng...

Thông tin về bán tiền giả trên Facebook

Với những lời quảng cáo như: “Giống tiền thật đến 99%”, “Giá rẻ giật mình”, “Tiêu tiền thoải mái, không sợ bị phát hiện”... các đối tượng lừa đảo rao bán tiền giả đã lấy được lòng tin của không ít người. Các đối tượng khẳng định tiền giả xuất xứ từ Thái Lan, chỉ máy soi hiện đại mới phát hiện được. Tuy nhiên, khi đề nghị gặp trực tiếp để bàn về giao dịch, đối tượng không đồng ý và yêu cầu chuyển tiền thật qua tài khoản ngân hàng hoặc thẻ cào điện thoại, sau đó tiền giả sẽ được chuyển tận tay người mua. Chúng thường lấy lý do: “Vì bán hàng cấm nên không thể lộ diện” để từ chối giao dịch trực tiếp.

Thực chất đây là các chiêu trò của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đánh vào lòng tham, tâm lý hám lợi của một số người. Các đối tượng rao bán không hề có tiền giả. Khi người mua đồng ý giao dịch, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán thông qua thẻ cào điện thoại, các đối tượng sẽ cắt, liên lạc, không chuyển tiền giả như đã hứa hẹn. Đa số nạn nhân của các vụ lừa đảo nói trên là những thanh niên, thiếu niên thiếu kiến thức pháp luật, muốn có nhiều tiền để tiêu xài nhưng lười lao động nên đề dàng sập bẫy các đối tượng lừa đảo.

Các đối tượng lừa đảo chào mời bằng tỷ lệ rất cao để thu hút

Trong những trường hợp trên, cả người mua và người rao bán tiền giả đều vi phạm pháp luật. Thậm chí cả trong trường hợp giao dịch không thành thì người mua cũng có thể bị xử lý hình sự. Chính vì vậy, không ít nạn nhân khi biết bị mắc lừa những kẻ rao bán tiền giả trên mạng song cũng không dám trình báo Cơ quan Công an. Người dân cần cảnh giác, tránh tiếp tay cho tội phạm và tốt nhất tránh xa những mặt hàng quốc cấm nguy hiểm như tiền giả, bởi các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ tiền giả đều bị pháp luật xử lý rất nghiêm khắc.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21292404
Trực tuyến: ...