"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Nhận diện về “Nhất quán đạo”

A
Cập nhật: 27/01/2022 18:10

  “Nhất quán đạo” có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng phát triển chủ yếuở Đài Loan, là sự kết hợp của 5 tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Kito giáo và Hồi giáo.Đây là loại hình tôn giáo thờ đa thần:Thờ Phật, Thượng đế, Tế công, Táo quân... Mặc dù chủ yếu dùng kinh Phật giáo, nhưng “Nhất quán đạo” chỉ thờ Quan Âm, Di Lặc, A Di Đà mà không nhắc đến Thích ca Mâu Ni. Riêng Quan Âm, “Nhất Quán đạo” gọi là “Nam Hải Cổ Phật”.

  Về nghi thức thờ, giữa nhà có một bàn thờ bằng gỗ, phía trước bàn thờ có treo một tấm vải thêu biểu tượng hoa sen và 4 chữ tiếng Hoa. Trên bàn thờ có 1 tượng Quan Âm, 1 bát nhang, 3 chân đèn, 2 lọ bình quả táo. Ngoài tượng Quan Âm bằng thạch cao còn lại các vật phẩm khác đều bằng đồng. Phía trên bàn thờ là khung hình chữ nhật, ởgiữa chữ “Phật”, phía trên có dòng chữ “Phật quang phổ chiếu”, bên trái có dòng chữ “Tịnh bình liễu chi ngộ huyền cơ” và “Tử Trúc Lâm Trung quán tự tại”.

Cách bài trí ban thờ của "Nhất quán đạo" (ảnh nguồn internet)

  “Nhất quán đạo” không có giáo chủ, không có giáo lý, có biểu hiện hoạt động trục lợi, mê tín, dị đoan, có dấu hiệu vay mượn, bóp méo lịch sử Phật giáo, muốn thay thế giáo chủ Thích ca của Phật giáo, gây lộn xộn trong giáo lý, tự xưng là đạo Trời, tôn sùng các nhân vật hư câu, như: Lão mẫu Vô Sanh, Thượng đế Minh Minh,… lợi dụng Phật đường, tượng Phật, danh hiệu Phật, kinh Phật để lôi kéo mọi người tin theo. “Nhất Quán đạo” chủ yếu phát triển qua quan hệ kinh tế và hoạt động nhân đạo.

Thời gian qua, đã phát hiện hoạt động của"Nhất Quán đạo"tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước;trong đó, tập trung nhiều ởkhu vực Nam bộ, thông qua nhiều hình thức trong đó chủ yếu là thông quasố người xuất khẩu lao động từ Đài Loan trở về.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, “Nhất quán đạo” chưa được Nhà nước công nhận là tổ chức tôn giáo. Để góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn thành phố, đề nghị nhân dân cần nhận diện rõ bản chất của “Nhất quán đạo” để không bị lôi kéo tham gia, kịp thời thông báo với chính quyền nếu phát hiện có hoạt động của “Nhất quán đạo” ở địa phương".

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21317010
Trực tuyến: ...