"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Công khai kế hoạch Cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông từ ngày 20/6/2022 đến ngày 20/9/2022

A
Cập nhật: 24/06/2022 12:02

Ngày 17/6/2022, Công an thành phố ban hành kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông từ ngày 20/6/2022 đến ngày 20/9/2022. Theo quy định tại khoản 1, điều 6, Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an và điểm b, khoản 2, điều 14, Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020, Công an thành phố công bố nội dung kế hoạch như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và tập trung xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây mất an ninh trật tự gồm: (1) vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; (2) vi phạm tốc độ trên đường bộ; (3) vi phạm về “cơi nới” thùng xe và chở hàng quá trọng tải, quá khổ trên đường bộ để kiềm chế các vụ TNGT rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

2. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm phải được thực hiện triệt để và duy trì thường xuyên, liên tục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của chủ phương tiện và lái xe; đồng thời, phát hiện những tồn tại, bất cập để kiến nghị các biện pháp giải quyết.

3. Kế hoạch phải được thực hiện đồng bộ ở cả các cấp Công an theo chức năng, nhiệm vụ, tuyến và địa bàn phân công phụ trách. Người đímg đầu Công an các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để: xảy ra tình hình phức tạp về TTATGT và TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại địa bàn. Cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; nghiêm cấm can thiệp, tiếp nhận can thiệp việc xử lý vi phạm về TTATGT. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước Giám đốc CATP nếu có CBCS uống rượu, bia tham gia giao thông, gây TNGT; xử lý trách nhiệm, kiểm điểm, kỷ luật đối với các cán bộ, chiến sỹ can thiệp, tiếp nhận can thiệp vào việc kiêm tra, xử lý vi phạm giao thông của các đơn vị chức năng.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Tập trung xử lý người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm về nồng độ cồn

- Điều tra cơ bản, phân tích các dữ liệu để xác định tuyến, địa bàn (tập trung nhà hàng, quán bar, vũ trường, khu du lịch...) ở các đô thị, thị trấn, thị xã, thành phố để xây dựng kế hoạch tập trung xử lý vi phạm về nồng độ cồn.

- Đối tượng, thời gian: người điều khiển xe mô tô, ô tô; khung thời gian từ 12h00 đến 14h00’ và từ 18h00’ đến 01h00’ ngày hôm sau.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động các chủ nhà hàng, quán bar, vũ trường... tuyên truyền, nhắc nhở khách hàng đến ăn uống chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, không điều khiển phương tiện giao thông sau khi đã uống rượu, bia.

- Tập trung lực lượng, phương tiện đủ mạnh để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn; trong quá trình thực hiện chủ động phòng ngừa hành vi chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng. Đối với các trường hợp vi phạm là đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... gửi về cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý theo quy định.

2. Xử lý nghiêm tình trạng phưong tiện vận tải hàng hóa vi pham quy định về “cơi nới” thùng xe và chở hàng quá trọng tải, quá khổ

- Điều tra cơ bản tuyến liên quan đến kinh doanh vận tải hàng hóa, tập trung vào: xe chở vật liệu xây dụng, san lấp mặt bằng; bến bãi, các mỏ đất, đá, cát; các công trình xây dụng, đường giao thông, san lấp mặt bằng, khu vực giáp ranh.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động đến tùng doanh nghiệp, nhà máy, chủ bến bãi, xưởng cơ khí, sửa chữa ô tô, các doanh nghiệp, cá nhân có phương tiện vận tải chấp hành nghiêm chỉnh việc bốc xếp, chở hàng hóa đúng trọng tải thiết kế của xe, không “cơi nới” thùng xe vi phạm kích thước thùng xe tự giác tháo, cắt thùng xe trở về đúng với thiết kế đã được phê duyệt.

- Tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận tải hàng hóa khi tham gia giao thông: cưỡng chế việc tháo, cắt thùng xe trở về theo đúng thiết kể đã được phê duyệt và thông báo tới cơ quan đăng kiểm để yêu cầu chủ xe phải kiểm định lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông theo quy định (mở hồ sơ xử lý các trường hợp này có lưu hình ảnh đã khắc phục tháo; cắt thùng xe).

- Khi xử lý các phương tiện chở hàng quá trọng tải, quá khổ phải bắt buộc hạ tải mới cho phương tiện tiếp tục lưu hành; tiến hành xác minh, làm rõ chủ phương tiện là tổ chức hay cá nhân vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Trong quá trình thi hành nhiệm vụ, bố trí lực lượng, phương tiện để cưỡng chế; đối với các trường hợp cố tình chống đối việc kiểm tra, xử lý, cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng thì phải thu thập tài liệu, củng cố hồ sơ để xem xét xử lý về hành vi chổng người thi hành công vụ hoặc gây roi trật tự công cộng.

3. Đối với chuyên đề xử lý vi phạm về tốc độ

- Tập trung kiểm tra xử lý trên các tuyến cao tốc, quốc lộ, các đường tỉnh xa khu vực đông dân cư, điểm đen thường xảy ra TNGT.

- Xác định thời gian thường xảy ra vi phạm để tập trung xử lý.

- Khi xử lý tốc độ phải có các biện pháp cảnh báo, sử dụng hình thức công khai là chính, kêt hợp với biện pháp bí mật; khi thực hiện đo tốc độ bí mật phải có lực lượng bảo vệ, không để các đối tượng cản trở người thi hành công vụ.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21319981
Trực tuyến: ...