"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Người mượn xe vi phạm nồng độ cồn, chủ xe có thể bị phạt nặng

A
Cập nhật: 30/10/2023 11:59

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, mức xử phạt với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy tham gia giao thông đường bộ được quy định cụ thể, chi tiết. Bên cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng nghiêm cấm hành vi “giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ”.

Theo các quy định trên, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt hành chính. Trường họp phương tiện đi mượn và chủ phương tiện biết rõ người mượn xe không đủ điều kiện lái xe tham gia giao thông (vừa sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích khác, trong tình trạng say xỉn, không có bằng lái...) mà vẫn giao xe cho mượn cũng sẽ bị xử phạt. Hình thức xử phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Trường hợp xe cho mượn vi phạm giao thông bị tạm giữ, theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 47/2014 của Bộ Công an về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, người đến nhận lại phương tiện phải là người vi phạm/ đại diện tổ chức vi phạm hành chính được ghi trong Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm. Khi đi phải mang theo Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Căn cước công dân/ Hộ chiếu... (hoặc xác nhận nhân thân của UBND cấp xã nơi cư trú). Theo đó, người đến nhận xe vi phạm phải là người vi phạm được ghi trong Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chứ không phải chủ chiếc xe cho mượn. Người vi phạm có thể ủy quyền cho người khác đến nhận xe thay nhưng phải có văn bản ủy quyền theo quy định.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21360497
Trực tuyến: ...