"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Nguy cơ tai nạn giao thông do người đi bộ trèo qua dải phân cách

A
Cập nhật: 02/03/2021 07:00

Để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, những tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông qua lại đông với nhiều loại hình phương tiện, cơ quan chức năng đã bố trí, lắp đặt dải phân cách cứng giúp các phương tiện tham gia giao thông an toàn, đồng thời bắt buộc người đi bộ khi muốn sang đường phải di chuyển đến những nơi đã bố trí những điểm dành cho người đi bộ sang đường. Tuy nhiên, nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian mà không ngần ngại trèo qua dải phân cách để sang đường tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông với các phương tiện giao thông cơ giới đang di chuyển.

Người dân trèo qua giải phân cách trên tuyến quốc lộ 10 tiềm ẩn TNGT.

Theo quy định của pháp luật, việc người dân trèo qua giải phân cách là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ cụ thể:

Tại khoản 4 Điều 32 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Theo điểm a, khoản 1, Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn.

Do đó để phòng ngừa tai nạn giao thông, mỗi người dân khi tham gia giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, vì an toàn cho chính bản thân mình cũng như những người tham gia giao thông khác. Bên cạnh đó thì lực lượng chức năng sẽ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nhằm góp phần xây dựng nét đẹp trong văn hóa giao thông.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21320637
Trực tuyến: ...