"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Nguyên tắc khi tham gia giao thông đường bộ

A
Cập nhật: 02/02/2021 17:06

Theo khoản 5, khoản 6 Điều 4 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Vậy quy tắc chung của người tham gia giao thông đó là: Phải đi bên phải theo chiều đi của mình đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ (Khoản 1, Điều 9, Luật GTĐB 2008)

Do vậy tại phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019/BGTVT) có Biển số P.102 “ Cấm đi ngược chiều”

Biển  P.102 “ Cấm đi ngược chiều”

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.102 “ Cấm đi ngược chiều”. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

Tại Điều 25 QCVN 41: 2019/BGTVT – Tác dụng của biển báo cấm: “ Biển báo cấm để biểu thị các các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển báo đã báo”. Theo đó, khi gặp biển P.102 “Cấm đi ngược chiều” người điều khiển phương tiện không được phép cho phương tiện đi vào làn đường, phần đường có đặt biển bên phải. Việc đặt biển I.407a hoặc R.302a hoặc R.302b kết hợp với biển P.102 ở dải phân cách giữa để nhằm mục đích bổ sung thông tin chỉ dẫn (I.407a) hoặc báo hiệu (R.302a,b) cho người tham gia giao thông. Như vậy biển báo P.102 “ cấm đi ngược chiều” ở dải phân cách giữa mà không có các biển I.407a hoặc R.302a hoặc R.302b vẫn có hiệu lực.

                

Bên cạnh đó việc biển số P.102 thực tế ngoài hiện có kích thước đường kính ngoài của biển hoặc chiều rộng mép viền không chính xác hoàn toàn với Quy chuẩn vẫn có gam màu đỏ nhưng không gây hiểu nhầm, hiểu sai khác về ý nghĩa sử dụng thì vẫn có hiệu lực thi hành theo khoản 87.2.3 Điều 87 QCVN 41: 2019/BGTVT.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi : Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô theo c, khoản 5 Điều 5 nghị định này ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấp phép lái xe 3 tháng theo (điểm c, khoản 11, Điều 5)

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy theo khoản 5, Điều 6 nghị định này. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng GPLX 2 tháng theo (điểm b, khoản 10 Điều 6)

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy(kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác (điểm c, khoản 3, Điều 8).

Do vậy mỗi người dân khi tham gia giao thông đường bộ cần nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ vì tính mạng sức khoẻ của chính bản thân mình và những người tham gia giao thông khác.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21319955
Trực tuyến: ...