"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Sự cần thiết xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

A
Cập nhật: 25/03/2022 14:00

Để khắc phục các bất cập của Luật giao thông đường bộ năm 2008 đồng thời điều chỉnh hai lĩnh vực khác nhau là: Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông(thuộc nội dung của bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội) và đầu tư, xây dựng, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ (thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật) nên Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 còn thiếu nhiều chính sách về quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện, tổ chức an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm… chưa sát với thực tiễn.Hơn nữa, tình hình giao thông hiện có rất nhiều vấn đề đang đặt ra cần phải giải quyết:

- Thứ nhất, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, trong 10 năm trở lại đây số người chết do tai nạn giao thông lên đến trên 100.000 người trong đó tai nạn giao thông đường bộ chiếm trên 95% tổng số vụ, số người chết, số người bị thương để lại hậu quả rất lớn cho xã hội;

- Thứ hai, kiến thức, kỹ năng điều khiển phương tiện, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của nhiều người dân còn kém đây là nguyên nhân gây ra trên 80% số vụ tai nạn giao thông;

Điều khiển giao thông tại ngã 4 An Dương

- Thứ ba, tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông còn phổ biến trong đó trên 80 % là vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ với gần 60 triệu trường hợp bị phát hiện và xử lý;

- Thứ tư, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn còn rất phức tạp, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh..;

- Thứ năm, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông đường bộ diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Mục tiêu cơ bản và lớn nhất của việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, bảo vệ quyền con người, bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.Vì vậy, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách nêu trên, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộđiều chỉnh về các chính sách: Quy tắc giao thông; phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy điều khiển và giải quyết ùn tắc giao thông; giải quyết tai nạn giao thông; thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm và trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các chính sách được điều chỉnh trong luật hoàn toàn trên cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với mục tiêu ban hành luật, đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân, các cơ quan, tổ chức, các bộ, ngành, địa phương.

Phạm vi điều chỉnh của Luật này và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) bảo đảm tính khoa học, khách quan, thực tiễn và phù hợp với xu thế xây dựng pháp luật hiện nay, trong đó một luật điều chỉnh về trật tự, an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông, một luật điều chỉnh về lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, vận tải đường bộ. Đây là hai dự án Luật độc lập nhưng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, có những quy định ở Luật này là cơ sở, là căn cứ để thực hiện ở Luật kia và ngược lại.

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộgồm 08 chương 63 điều quy định về trật tự an toàn giao thông; kế thừa, sửa đổi một số quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các Nghị định, Thông tư có liên quan.Với những vấn đề đã được nêu như trên cho thấy rằng việc xây dựng Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hết sức cấp thiết, đặt ra yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người tham gia giao thông lên một bước quan trọng, giải quyết tình hình thực tiễn đang đặt ra hiện nay.

Phòng CSGT đường bộ, đường sắt

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21321220
Trực tuyến: ...