"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông từ xe điện

A
Cập nhật: 16/05/2022 11:22

Xe đạp điện, xe máy điện (xe điện) hiện nay đang ngày càng phổ biến, trở thành phương tiện lưu thông chủ yếu của lứa tuổi học sinh phổ thông và sinh viên. Tuy nhiên, do người điều khiển chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng điều khiển phương tiện, tham gia giao thông an toàn nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.

Nhiều điều trăn trở

Đầu tháng 4 vừa qua, tại Km 806+320 Quốc lộ 1A, thuộc xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa hai xe đạp điện. Em N.T.Q.T, SN 2006, trú tại Phong An- Phong Điền điều khiển xe máy BKS 75AC 010.62 chở theo mẹ mình là N.T.A.T, SN1976, cùng trú địa chỉ trên lưu thông theo hướng Bắc- Nam. Khi đến điểm trên va chạm vào xe đạp điện do Đ.T. N.Y, SN 2004, trú tại Thị trấn An Lỗ, Phong Điền, Thừa Thiên Huế điều khiển gây tai nạn giao thông. Hậu quả vụ tai nạn khiến 2 người bị thương và 2 xe hư hỏng. Nguyên nhân vụ việc được xác định do phía người điều khiển xe đạp điện khi chuyển hướng không nhường đường cho các xe đi ngược chiều.

Nhiều vụ TNGT liên quan đến phương tiện xe điện.

Nhắc đến các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe điện, nhiều người vẫn xót xa khi nhớ lại vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào ngày 12.3 khiến một em học sinh lớp 4 tử vong. Cụ thể, em L. N. M.P, SN 2009 dùng xe đạp điện chở theo em là L. N.U.P, SN 2012, trú phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy là học sinh lớp 4 đi từ nhà lên TP.Huế để học thêm. Khi đang lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành (đoạn gần cầu vượt Thủy Dương, phường Thủy Dương), bất ngờ xe đạp điện của cháu M.P va quệt với xe tải chở bê tông khiến 2 em ngã xuống đường, cháu U.P không may bị xe tải cán tử vong.

Hiện nay, tai nạn giao thông xảy ra liên quan đến xe điện có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, việc người điều khiển xe điện vi phạm luật giao thông đường bộ cũng đang xảy ra đáng báo động. Ngay trước cổng một số trường học tại thành phố Huế, tình trạng học sinh điều khiển xe điện không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, đùa giỡn nhau khi đang lưu thông trên đường,… diễn ra khá phổ biến.

Khi được hỏi về những quy định của pháp luật khi tham gia giao thông và ý thức chấp hành của các em, hầu hết đều cho biết: Các em vẫn hiểu những hành vi trên là vi phạm luật giao thông đường bộ, tuy nhiên, do ham vui và không chú ý nên đã “lỡ” vi phạm.

Cần thiết đào tạo giấy phép lái xe A0?

Thời gian qua, để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra liên quan đến xe điện, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) các cấp đã triển khai tích cực, đồng bộ nhiều biện pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cá biệt với những đối tượng thường sử dụng xe điện như học sinh, sinh viên để giúp các em hiểu hơn về những quy định của pháp luật khi điều khiển xe điện lưu thông trên đường. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT cũng đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp điều khiển xe điện vi phạm luật giao thông đường bộ.

Tuyên truyền pháp luật đến các em học sinh.

Ngoài ra, một số biện pháp cũng đã được triển khai quyết liệt như: Khi phát hiện các trường hợp là học sinh, sinh viên điều khiển xe điện vi phạm, lực lượng CSGT sẽ tiến hành thông báo đến nhà trường để phía nhà trường có biện pháp phối hợp quản lý, giáo dục nghiêm khắc thông qua việc bình xét hạnh kiểm, thi đua của cá nhân học sinh, sinh viên vi phạm và tập thể lớp có người vi phạm. Đại úy Lê Tự Hiếu, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông,Trật tự - Công an Thành phố Huế chia sẻ.

Theo quy định hiện nay, người điều khiển xe điện không bắt buộc phải có giấy phép lái xe. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người điều khiển các loại phương tiện này có thể chưa được trải qua những khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn. Đây chính là một trong những bất cập lớn.

Người điều khiển xe điện cần phải được đào tạo, cấp giấy phép lái xe A0.

Đây là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong thực tế, những loại phương tiện này có trọng lượng khá lớn, vận tốc tối đa có thể đạt đến 60-70km/giờ, nếu không có kỹ năng lái xe và không biết quy định về an toàn giao thông thì sẽ là nguồn gây nguy hiểm không kém gì các phương tiện khác, Trung tá Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông- Công an Thừa Thiên Huế khẳng định.

Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21320375
Trực tuyến: ...