Theo thống kê của ngành Đường sắt, tai nạn giao thông liên quan đến đường sắt thời gian qua đã giảm dần cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, các vụ tai nạn giao thông xảy ra tại các lối đi tự mở vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, từ 70-80%. Vì vậy, việc xóa các đường ngang dân sinh trái phép sẽ góp phần giảm rất sâu số vụ tai nạn giao thông liên quan đến đường sắt.
Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt phối hợp xóa bỏ các lối đi tự mở
Tại Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt được ban hành theo Quyết định số 358/QĐ- TTg ngày 10-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 358) đã đưa ra nhiều giải pháp, xác định rõ trách nhiệm cũa các chủ thể tham gia thục hiện đề án từ các bộ, ngành, địa phương... trong triển khai và bố trí nguồn vốn, đồng thời
xác định rõ lộ trình thực hiện. Đặc biệt, Đề án 385 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 phải xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt, xử lý triệt để vi phạm; giảm tai nạn giao thông đường sắt từ 5- 10% hàng năm, hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng.
Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho hay, qua hơn 2 năm triển khai Đề án 358, với sự phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải, ngành đường sắt và các địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định.Tính đến 30-9-2022, đã xóa bỏ được 418 lối đi tự mở, còn lại 3.606 lối đi. Cùng với đó, đã xây dựng đường gom, hàng rào được 7,737km, đạt 1,19% kế hoạch tại Đề án 385; xây dựng 4 đường ngang, đạt 1,35%; xây dựng hầm chui được 1 hầm, đạt 0,67% kế hoạch.