"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Hướng dẫn gửi kiến nghị, phản ánh về an ninh, trật tự trên ứng dụng VNeID

A
Cập nhật: 02/11/2023 13:28

Để kịp thời tiếp nhận, xác minh thông tin, xử lý các vụ việc có dấu hiệu phạm tội trên địa bàn thành phố, công dân có thể tạo các kiến nghị, phản ánh về An ninh, trật tự, thông tin tội phạm… gửi tới cơ quan Công an trên ứng dụng VneID với tài khoản Định danh điện tử mức 2 mà không phải trực tiếp đến cơ quan Công an trình báo theo hướng dẫn sau đây:

1. Công dân truy cập chức năng kiến nghị, phản ánh về An ninh, trật tự

- Cách 1: Sau khi đăng nhập thành công tài khoản mức 2. Từ trang chủ, người dùng thực hiện chọn Nhóm chức năng Dịch vụ khác để hiển thị Danh sách tính năng thuộc nhóm Dịch vụ khác sau đó chọn chức năng Kiến nghị, phản ánh về ANTT.

Ảnh. Chọn chức năng Kiến nghị, phản ánh về ANTT từ nhóm chức năng Dịch vụ khác

- Cách 2: Công dân có thể sử dụng chức năng tìm kiếm ở trang chủ để thực hiện tìm kiếm chức năng Kiến nghị, phản ánh về ANTT.

Ảnh. Chọn chức năng Kiến nghị, phản ánh về ANTT từ ô tìm kiếm

2. Tạo mới yêu cầu

Sau khi truy cập chức năng Kiến nghị, phản ánh về ANTT, sẽ hiển thị giao diện:

Ảnh. Màn hình Trang quản lý hồ sơ kiến nghị, phản ánh về ANTT (Trường hợp chưa có hồ sơ)

- Bước 1: Ấn nút chức năng Tạo mới yêu cầu. Hệ thống sẽ hiển thị giao diện nhập tin kiến nghị, phản ánh về ANTT. Sau đó, hệ thống sẽ tự động hiển thị thông tin tài khoản vào phần thông tin của người kiến nghị.

Ảnh. Giao diện nhập thông tin kiến nghị, phản ánh về An ninh, trật tự

Bước 2: Người dùng nhập các trường thông tin, trong đó các thông tin được đánh dấu “ * ” là bắt buộc nhập.

Lưu ý trong quá trình nhập:

1. Nếu người kiến nghị, phản ánh muốn giữ bí mật về thông tin của mình vui lòng tích chọn ô Ẩn danh. Hệ thống sẽ đánh dấu người dùng muốn ẩn thông tin của mình vào ô Ẩn danh và hiển thị thông báo:

+ Chọn “Đồng ý” sẽ tắt thông báo và hiển thị trang Kiến nghị, phản ánh.

+ Chọn “Không đồng ý” sẽ hiển thị thông báo: “Trường hợp thông tin của bạn được ẩn danh, kiến nghị, phản ánh của bạn có thể bị từ chối tiếp nhận nếu không đầy đủ thông tin cá nhân, tổ chức bị kiến nghị, phản ánh hoặc thông tin khác làm căn cứ xác minh, giải quyết. Vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin trước khi gửi đến cơ quan tiếp nhận”.

2. Nếu người kiến nghị, phản ánh đại diện cho một cơ quan tổ chức nào để tạo hồ sơ vui lòng tích chọn ô là “Đại diện cơ quan tổ chức”. Hệ thống sẽ hiển thị thêm các trường thông tin để người dùng nhập bổ sung.

3. Đối với thông tin Người bị kiến nghị, phản ánh: Công dân lựa chọn 1 trong 3 loại đối tượng: “Tổ chức; Cá nhân; Chưa xác định”.

4. Đối với thông tin về Địa điểm xảy ra:

Trường hợp 1: Người kiến nghị, phản ánh biết rõ về Địa điểm xảy ra, Hệ thống sẽ tự động gửi hồ sơ kiến nghị, phản ánh tới cơ quan Công an phụ trách địa bàn đó để tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Trường hợp 2: Người kiến nghị, phản ánh không biết rõ về địa điểm xảy ra vụ việc vui lòng tích chọn ô Không rõ địa điểm xảy ra vụ việc. Hệ thống sẽ mặc định là hồ sơ kiến nghị, phản ánh sẽ gửi tới cơ quan Công an nơi công dân đang thường trú.
=> Trường hợp Người kiến nghị, phản ánh muốn đổi  sang cơ quan Công an khác tiếp nhận để phù hợp với tình huống thực tế thì ấn nút Đổi cơ quan Công an tiếp nhận. Hệ thống sẽ hiển thị thêm trường để người kiến nghị, phản ánh chọn cơ quan Công an sẽ tiếp nhận hồ sơ.

 

Ảnh. Nhấn nút “Đổi cơ quan công an tiếp nhận” nếu công dân muốn đơn vị nào tiếp nhận và chọn thông tin đơn vị tiếp nhận theo 03 cấp.

5. Đối với mục “Hành vi”, người kiến nghị, phản ánh có thể chọn tối đa 3 hành vi vi phạm.

Ảnh. Công dân chọn hành vi vi phạm có sẵn trong giao diện

6. Đối với trường “Tóm tắt nội dung” thì yêu cầu người dùng phải nhập ít nhất các nội dung sau:

+ Tóm tắt về diễn biến sự việc;

+ Đặc điểm nhận dạng người bị kiến nghị, phản ánh;

+ Thông tin tóm tắt người bị hại;

+ Hậu quả.

7. Trường hợp công dân đã trình báo, gửi đơn kiến nghị, phản ánh tại cơ quan công an thì sẽ chọn “check box” Đã gửi cho cơ quan Công an.

Trường hợp 1: Nếu công dân chọn phân cấp hành chính là Công an cấp Tỉnh/ Thành phố hoặc Công an cấp Quận/ Huyện sẽ hiển thị thêm trường Đơn vị trực tiếp nhận đơn.

Trường hợp 2: Nếu công dân chọn phân cấp hành chính là Công an cấp phường/xã/thị trấn thì kiến nghị, phản ánh sẽ được gửi đến cơ quan Công an của phường/xã/thị trấn đã chọn.

Bước 3: Sau khi đã nhập đủ và đúng các trường thông tin, người dùng ấn “Tiếp tục” để chuyển sang màn hình Thông tin kiến nghị, phản ánh.

Trường hợp 1: Nếu công dân chọn Người bị kiến nghị, phản ánh là Tổ chức sẽ hiển thị màn Thông tin kiến nghị với đối tượng là tổ chức.

+ Nếu kiến nghị chọn ô “Thêm tổ chức bị kiến nghị” để nhập thông tin của tổ chức bị kiến nghị, phản ánh với thông tin bắt buộc là Tên đơn vị.

+ Nếu công dân chọn Người bị kiến nghị, phản ánh là Cá nhân sẽ hiển thị màn Thông tin kiến nghị với đối tượng là cá nhân. Người kiến nghị chọn “Thêm người bị kiến nghị” để nhập thông tin của người bị kiến nghị, phản ánh với các thông tin bắt buộc là Họ và tên, giới tính của người bị kiến nghị.

+ Tại màn nhập thông tin người bị kiến nghị, công dân bắt buộc phải nhập một trong hai trường Nơi ở hiện tại hoặc Địa chỉ chi tiết.

Trường hợp 2: Nếu công dân chọn Người bị kiến nghị, phản ánh là Chưa xác định sẽ hiển thị màn Thông tin kiến nghị chỉ có tab Người bị hại.

Sau khi nhập xong thông tin của tổ chức/người bị kiến nghị, công dân sẽ chuyển sang nhập thông tin người bị hại. Người kiến nghị tích chọn ô Thêm người bị hại để nhập thông tin người bị hại. Màn người bị hại không bắt buộc công dân phải nhập, nhưng nếu đã chọn Thêm người bị hại thì sẽ bắt buộc nhập trường Họ và tên, Giới tính ở màn này.

Bước 4: Sau khi nhập xong thông tin kiến nghị, phản ánh công dân chọn Tiếp tục để chuyển sang màn xác nhận nội dung kiến nghị, phản ánh.

Ảnh. Màn hình xác nhận nội dung kiến nghị, phản ánh đã nhập

Người kiến nghị, phản ánh cần tích chọn ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai ở trên”  trước khi ấn “Gửi yêu cầu” để xác nhận lại các thông tin trong hồ sơ kiến nghị, phản ánh là đúng sự thật.

Bước 5: Sau khi Gửi yêu cầu hệ thống sẽ tạo hồ sơ kiến nghị, phản ánh và gửi tới cho cơ quan công an tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Ảnh. Tạo hồ sơ kiến nghị, phản ánh thành công

Người kiến nghị, phản ánh có thể Tạo hồ sơ kiến nghị, phản ánh khác hoặc Quay lại Trang chủ ứng dụng định danh điện tử.

3. Xem lịch sử hồ sơ kiến nghị, phản ánh

- Các hồ sơ kiến nghị, phản ánh sau khi tạo thành công sẽ hiển thị ở trang quản lý hồ sơ kiến nghị, phản ánh (ở màn hình này hiển thị tối đa 10 hồ sơ gần nhất): Để có thể hiển thị nhiều hồ sơ hơn và có thể tìm kiếm hồ sơ, người dùng ấn nút Lịch sử để chuyển sang giao diện xem lịch sử hồ sơ kiến nghị, phản ánh.

Hệ thống sẽ mặc định hiển thị các hồ sơ kiến nghị, phản ánh trong tháng hiện tại.

- Người dùng có thể nhập các điều kiện tìm kiếm về trạng thái của hồ sơ và ngày tạo hồ sơ sau đó ấn “Tìm kiếm”. Hệ thống sẽ tự động lọc các hồ sơ thỏa mãn điều kiện người dùng đã chọn.

- Ấn vào 1 hồ sơ kiến nghị, phản ánh hệ thống sẽ hiển thị giao diện xem Chi tiết lại nội dung của hồ sơ kiến nghị, phản ánh đó:

- Để xem chi tiết quá trình xử lý hồ sơ, người dùng ấn vào nút Chi tiết. Hệ thống sẽ hiển thị Chi tiết quá trình xử lý của hồ sơ kiến nghị, phản ánh người dùng đang xem.

Sau khi công dân gửi thành công yêu cầu kiến nghị, phản ánh cơ quan Công an sẽ tiến hành tiếp nhận, đề xuất giải quyết tin báo theo đúng quy định./.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21290577
Trực tuyến: ...