"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Khoa Cảnh sát môi trường tổ chức tọa đàm khoa học và kiến tập thực tế cho học viên tại huyện đảo Cát Hải

A
Cập nhật: 06/11/2022 16:03

Hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Học viện, từ ngày 03 đến ngày 04/11/2022, Khoa Cảnh sát môi trường đã tổ chức Tọa đàm khoa học về công tác bảo vệ môi trường biển và đưa cán bộ, giảng viên, học viên hệ quốc tế đi thực tế kiến tập tại huyện Cát Hải, thành phố Hải phòng.  Đoàn công tác do đồng chí Đại tá, PGS.TS Dương Văn Minh - Trưởng khoa Cảnh sát môi trường, Học viện CSND làm Trưởng đoàn, cùng cán bộ, giảng viên, học viên chuyên ngành Cảnh sát môi trường hệ quốc tế (lớp B12 Lào 34).  

Đại tá, PGS. TS Dương Văn Minh và Trung tá Phạm Anh Tuấn đồng chủ trì chỉ đạo nội dung tham luận

Chương trình Tọa đàm khoa học tại Vườn Quốc gia Cát Bà với chủ đề: “Công tác bảo vệ môi trường biển tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc khi được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam (03/11/2022). Đây là hoạt động phối hợp giữa Khoa Cảnh sát môi trường với Công an huyện Cát Hải, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an thành phố Hải Phòng và một số đơn vị có liên quan trên địa bàn như: Vườn Quốc gia Cát Bà, Ban Quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Cát Hải, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Dưới sự điều hành của đồng chí Đại tá, PGS.TS Dương Văn Minh - Trưởng khoa Cảnh sát môi trường, Học viện CSND và đồng chí Trung tá Phạm Anh Tuấn - Phó Trưởng Công an huyện Cát Hải, các đại biểu có mặt tại buổi tọa đàm đã tập trung thảo luận một số vấn đề như: đánh giá khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên v.v…liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường biển; thực trạng tình hình bảo vệ môi trường biển tại huyện Cát Hải; chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót; đề xuất một số các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường biển tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Văn Thịu - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà phát biểu tại phần tham luận

Những ý kiến tham luận được đưa ra tại buổi tọa đàm đã thể hiện sự đầu tư nghiên cứu một cách tâm huyết, chứa đựng hàm lượng khoa học cao với những cách làm hay, giải pháp thiết thực, dễ áp dụng, bám sát thực tiễn phục vụ công tác bảo vệ môi trường biển và có thể nghiên cứu nhân rộng đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển trên phạm vi toàn quốc.  Kết thúc buổi tọa đàm, đoàn công tác Học viện CSND đã tổ chức cho cán bộ, giảng viên và học viên đi thực tế kiến tập tại Vườn Quốc gia Cát Bà và tham quan thuyền, lồng, bè nổi nuôi trồng thủy, hải sản trên một số vịnh và đảo thuộc huyện Cát Hải.

Đoàn công tác Học viện CSND tặng quà lưu niệm cho Công an huyện Cát Hải
Đoàn công tác tham quan thực tế tại phòng tiêu bản - Vườn Quốc gia Cát Bà

Trong chương trình, các học viên đã được trực tiếp thăm quan và tích lũy kiến thức thực tế về thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản tại các thuyền, lồng, bè. Đây là hoạt động làm phát sinh các loại chất thải rắn như: các bè vụn, xốp vụn trôi nổi trên mặt biển; chất thải từ quá trình bài tiết của thủy, hải sản… gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường biển.

Hình ảnh thực tế hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản tại một số vịnh, đảo thuộc huyện Cát Hải

Tiếp đó, Đoàn công tác đi tham quan thực tế tại khu xử lý nước thải thuộc làng nghề sản xuất nước mắm huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Tại đây, học viên được nắm bắt được quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và trực tiếp thực hành lấy mẫu kiểm định môi trường đối với sản phẩm nước mắm và mẫu nước thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chế xuất nước mắm trên thực tế.

Chuyến công tác của Khoa Cảnh sát môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với các đơn vị phối hợp, góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường biển. Đây còn là dịp để thầy và trò Khoa Cảnh sát môi trường cập nhật, bổ sung những tri thức bổ ích phục vụ công tác nâng cao chất lượng đào tạo học viên chuyên ngành Cảnh sát môi trường.

Ngoài ra, hướng tới đối tượng tham quan, kiến tập là học viên hệ quốc tế, chương trình cũng góp phần thiết thực nâng cao quan hệ hợp tác đối ngoại của Học viện CSND, đồng thời cụ thể hóa chủ trương đúng đắn của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện về công tác tăng cường mối quan hệ phối hợp với các đơn vị, địa phương trong giáo dục, đào tạo gắn lý luận với thực tiễn.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21309792
Trực tuyến: ...