"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Luật Cư trú: Sự cần thiết cần ban hành Thông tư 57/2021/TT-BCA

A
Cập nhật: 14/06/2022 17:23

Ngày 15-5-2021, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 57/2021/TT-BCA quy định về quy trình đăng ký cư trú (Thông tư 57). Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1-7-2021. Vậy sự cần thiết của việc ban hành Thông tư này là gì?!

Luật Cư trú năm 2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10, ngày 13-11-2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2021. Để đáp ứng yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú; việc xây dựng, ban hành Thông tư 57 quy định về quy trình đăng ký cư trú là cần thiết với những lý do cụ thể sau đây:

Thứ nhất, về thẩm quyền đăng ký cư trú:

Theo quy định tại Điều 9, Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 9-9-2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 -4- 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì thẩm quyền đăng ký thường trú được quy định như sau:

Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Như vậy, quy định về thẩm quyền đăng ký cư trú đã có sự thay đổi lớn giữa Luật Cư trú năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành với Luật Cư trú năm 2020. Do đó, cần quy định cụ thể về trình tự giải quyết đăng ký cư trú cho phù hợp với quy định của Luật Cư trú năm 2020.

Thứ hai, việc thực hiện đăng ký cư trú được chuyển từ hình thức thủ công sang thực hiện trên phần mềm:

Thực hiện Kế hoạch số 82/KH-BCA-C06 ngày 4-3-2020 của Bộ Công an về việc triển khai thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC); theo đó, việc đăng ký, quản lý cư trú sẽ chuyển từ phương thức thủ công sang phương thức quản lý dân cư bằng mã số định danh cá nhân, cập nhật thông tin trên CSDLQG về DC, CSDL về cư trú thông qua phần mềm quản lý cư trú, phần mềm quản lý tàng thư hồ sơ hộ khẩu trong hệ thống phần mềm thuộc dự án CSDLQG về DC.

Thông tin về hoạt động cư trú của công dân như đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, tiếp nhận thông báo lưu trú, tiếp nhận khai báo tạm vắng sẽ được thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, bảo đảm an toàn dữ liệu theo đúng nguyên tắc, định dạng hệ cơ sở dữ liệu, quản lý chặt chẽ, khắc phục nhiều bất cập trong quản lý dân cư.

Thứ 3, công dân có thể thực hiện nộp hồ sơ đăng ký cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Ngày 31-3-2020, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 2145/QĐ-BCA-C06 quy định về việc quản lý, sử dụng phần mềm quản lý cư trú và phần mềm quản lý tàng thư hộ khẩu trong công tác đăng ký cư trú, công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu. Theo đó, công tác đăng ký cư trú được thực hiện thông qua hệ thống phần mềm quản lý cư trú trong hệ thống phần mềm thuộc CSDLQG về DC.

Tuy nhiên, Luật Cư trú năm 2020 đã có nhiều quy định mới mang tính “cách mạng” trong công tác đăng ký cư trú theo hướng đơn giản hóa TTHC và không còn phù hợp với quy định tại Quyết định số 2145/QĐ-BCA-C06 ngày 31-3-2020 của Bộ Công an.

Cụ thể: Không cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi công dân thực hiện thủ tục đăng ký cư trú; quy định rõ trách nhiệm của Bộ Công an trong cập nhật thông tin về cư trú vào CSDLQG về DC, CSDL về cư trú. Việc tiếp nhận hồ sơ, thông báo kết quả đăng ký cư trú được thực hiện trực tiếp trên phần mềm và qua cổng dịch vụ công.

Công dân có thể đến trực tiếp cơ quan đăng ký cư trú để nộp hồ sơ hoặc nộp hồ sơ, nhận trả kết quả qua cổng dịch vụ công, được kết nối với Cơ sở dữ liệu về cư trú. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung quy định về quy trình đăng ký cư trú cho phù hợp.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21315832
Trực tuyến: ...