"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Quy định về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí

A
Cập nhật: 02/12/2024 11:25

Điều 17, Chương II, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29/6/2024, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí”.

Theo đó, việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và quy định của Luật này. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản 2, điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 2 của Luật này. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí quy định tại điểm b và điểm c khoản 2, điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 2 của Luật này. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được sửa chữa, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí. Tổ chức, doanh nghiệp khác khi có đủ điều kiện được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí. Chính phủ quy định chi tiết việc kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Về đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, tại Điều 18 chương này của luật quy định như sau: Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm: Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ;Cảnh sát biển; Công an nhân dân; Cơ yếu; Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;Kiểm lâm, Kiểm ngư; An ninh hàng không; Hải quan cửa khẩu; lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan; lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21930991
Trực tuyến: ...