"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Thông tin phòng chống dịch COVID-19 đến 19 giờ ngày 9/4/2020

A
Cập nhật: 10/04/2020 16:57

1. Tình hình dịch COVID-19:

-  Thế giới: 1.529.084 người mắc, 89.411 người tử vong, trên 210 quốc gia

- Hoa Kỳ: 435.160 người mắc; 14.797 người tử vong.

- Tây Ban Nha: 152.446 người mắc; 15.238 người tử vong.

- Italia: 139.422 người mắc; 17.669 người tử vong.

- Đức: 113.296 người mắc; 2.349 người tử vong.

- Pháp: 112.950 người mắc; 10.869 người tử vong.

- Trung Quốc 81.865 người mắc; 3.335 người tử vong.

- Iran: 64.586 người mắc; 3.993 người tử vong.

- Anh: 60.733 người mắc; 7.097 người tử vong.

Thế giới có hơn 1,5 triệu người mắc bệnh; tử vong gần 90 ngàn người.

Châu Âu có 753.628 ca nhiễm, 62.082 ca tử vong. Bắc Mỹ có 464.888 ca nhiễm, 15.678 ca tử vong. Nam Mỹ có 35.528 ca nhiễm, 1.399 ca tử vong. Châu Á có 254.833 ca nhiễm, 9.608 ca tử vong.

-   Việt Nam255 trường hợp mắc COVID-19; Không có BN tử vong

Đến 19h ngày 9/4/2020, phát hiện thêm 4 ca nhiễm mới; BN 252 - BN 255,

(trong đó có 2 BN là người tiếp xúc gần bệnh nhân 243 ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh Hà Nội).

Tổng số 128 người khỏi bệnh

- 16 người (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh.

- 112 người (tính từ ngày 6/3 đến 9/4) được chữa khỏi bệnh.

- Hải Phòng: 0 ca mắc; 0 tử vong.

+ Có 395 trường hợp / 402 trường hợp nghi ngờ mắc dịch COVID-19 có kết quả xét nghiệm âm tính, 7 trường hợp chờ kết quả xét nghiệm.

+ Có 1.562 mẫu / 1.645 mẫu sàng lọc cho các trường hợp cách ly, đã có kết quả âm tính, 83 mẫu chờ kết quả.

+ Số cách ly tại cơ sở tập trung là 673 người, tại: Cao đẳng Du lịch 79 người; BV Việt Tiệp 2: 59 người; Trung tâm GDQP- Đại học HP: 236 người; Trung tâm quân sự thành phố (Thủy Nguyên): 165 người; Khách sạn Công đoàn Đồ Sơn 55 người; Khách sạn Sinh viên ĐH QL&CN: 79 người.

Số cách ly tại nhà là: 4.185 người

2. Thông tin hoạt động của Chính phủ, các bộ, ngành:

1. Chiều ngày 9/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia quốc gia, từ ngày 1 - 7/4 ghi nhận 31 trường hợp mắc mới, trong đó 22 trường hợp được xét nghiệm dương tính khi đã ở trong khu cách ly tập trung (chiếm 71%), điều này đã hạn chế việc lây lan dịch bệnh trong cộng đồng và thể hiện tính đúng đắn khi thực hiện các biện pháp cách ly. Số ca mắc trong tuần chỉ bằng 42% so với tuần trước đó (từ 25 - 31/3) đã phản ánh phần nào kết quả của việc thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4/2020 theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo báo cáo tổng hợp, hiện có trên 70 đơn vị sản xuất khẩu trang y tế với năng lực sản xuất dự kiến 5,720 triệu chiếc/ngày và 40.000 chiếc khẩu trang N95 hoặc tương đương/ngày. Có 40 doanh nghiệp đang sản xuất khẩu trang kháng giọt bắn, kháng khuẩn với tổng năng lực sản xuất 7 triệu chiếc/ngày. Các doanh nghiệp đã sản xuất 30 triệu chiếc, trong đó đã xuất khẩu được 7 triệu chiếc. BCĐ thống nhất trong thời gian tới phương pháp xét nghiệm ở nước ta là sử dụng xét nghiệm RT- PCR với test kit do Học viện Quân Y sản xuất.

Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ TT&TT và các doanh nghiệp chuyển đổi số đang gấp rút hoàn hiện giải pháp và triển khai thử nghiệm nền tảng dùng chung trên nền công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), trí tuệ nhân tạo (AI), Big data,… nhằm kết nối toàn diện các cơ sở khám chữa bệnh với người dân trên phạm vi toàn quốc phục vụ khám chữa bệnh từ xa góp phần nâng cao chất lượng quản lý, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Chương trình này dự kiến sẽ triển khai thí điểm tại một số bệnh viện trước 16/4, sau đó mở rộng triển khai toàn quốc từ 18/4.

2. Bộ Y tế vừa có Quyết định 1588/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch COVID-19" và "Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch COVID-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng". Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành... Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh; trên 80 tuổi 6,8 bệnh. Việc phòng bệnh COVID-19 là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.

Theo các số liệu thống kê nghiên cứu cho thấy, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19, bệnh cảnh nặng nề hơn, điều trị kéo dài hơn với chi phí tốn kém hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.

Ở Trung Quốc, tỷ lệ tử vong lên tới 19% ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên; 10,5% ở người có mắc bệnh tim mạch; 7,3% ở người mắc đái tháo đường; 6,3% ở người mắc COPD; 6,0% ở người tăng huyết áp và 5,6% ở bệnh nhân ung thư. Tại Mỹ  8 trong số 10 ca tử vong do COVID-19 là người cao tuổi.  

Phòng ngừa lây nhiễm bệnh COVID-19 không chỉ giúp phòng tránh lây lan bệnh ở một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong chung và còn góp phần trì hoãn đỉnh dịch, tránh nguy cơ quá tải cho hệ thống y tế khiến cho dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, Chính phủ và ngành Y tế luôn coi người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính là đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

3. Theo Bộ Y tế, dự báo trong thời gian tới có thể ghi nhận thêm một số trường hợp mắc COVID-19 tại cộng đồng liên quan đến một số ca bệnh có lộ trình di chuyển phức tạp (như bệnh nhân số 183, 237 và 243) và liên quan đến một số ổ dịch đã được khoanh vùng cách ly như BV Bạch Mai, quán bar Buddha.

3. Thông tin hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:

1. UBND thành phố có văn bản 2574/UBND-GT ngày 8/4/2020 chỉ đạo việc cấp Giấy xác nhận cho từng phương tiện vận tải hàng hóa có nhu cầu ra vào thành phố đối với các Doanh nghiệp, Chủ phương tiện có nơi ở tập trung cho lái xe và phụ xe đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.

Trường hợp đặc biệt, các Doanh nghiệp và Chủ phương tiện có xe vận tải hàng hóa ra vào thành phố nhưng không thể bố trí được chỗ ở tập trung đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh, UBND thành phố sẽ bố trí chỗ ở tập trung và chỉ đạo cấp Giấy xác nhận cho từng phương tiện vận tải hàng hóa ra vào thành phố theo quy định.

2. Liên đoàn Lao động thành phố có hướng dẫn 123/LĐLĐ-CSPL về việc trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh COVID-19. Nội dung bao gồm:

- Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; ngừng việc do doanh nghiệp (hoặc bộ phận doanh nghiệp) dừng hoạt động vì bị phong tỏa do dịch bệnh COVID-19; người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường dẫn đến phải tạm dừng hoạt động, không bố trí đủ việc làm cho người lao động: Thì tiền lương ngừng việc của người lao động thực hiện theo khoản 3, điều 98 BLLĐ (Lương do hai bên thỏa thuận, nhưng không thấp hơn lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

- Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, dù đã cố gắng nhưng doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục thực hiện, thì chủ doanh nghiệp và người lao động có thể thoả thuận “Tạm hoãn hợp đồng lao động” không hưởng lương hoặc hưởng một phần lương (Theo Điều 32 BLLĐ). Trường hợp này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

- Trường hợp doanh nghiệp phải sắp xếp thu hẹp sản xuất, cắt giảm chỗ làm việc hoặc dừng hoại động: Thì Công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động (theo Điều 38 và Điều 44 BLLĐ). Trong trường hợp này doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động(theo Điều 49 BLLĐ), Công đoàn cơ sở hướng dẫn người lao động hoàn thiện thủ tục hưởng chế độ BHTN (nếu có).

3. Trung tâm Huyết học và truyền máu - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng thông tin: hiện lượng máu dự trữ tại Trung tâm gần như đã cạn kiệt, chỉ còn đủ cho cấp cứu từ 1 đến 3 ngày. Nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt máu như hiện nay là do các đơn vị hiến máu trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020 không tổ chức hiến máu theo kế hoạch do đang phải thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19. Trung tâm Huyết học và truyền máu kêu gọi toàn thể người dân thành phố thực hiện tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái thể hiện nghĩa cử cao đẹp hiến máu cứu người.  Trung tâm Huyết học và truyền máu bảo đảm các điều kiện an toàn trong quá trình hiến máu như: thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước và sau khi hiến máu, giãn cách chỗ ngồi kê khai làm thủ tục hiến máu và các ghế ngồi hiến máu có khoảng cách 2m. Sau khi hiến máu, người hiến máu ngồi nghỉ ngơi giữ đúng khoảng cách và luôn đeo khẩu trang. Nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang và mặt nạ chống giọt bắn, rửa tay đúng quy định, đem đến sự yên tâm cho người tình nguyện khi đi hiến máu trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Trung tâm đón tiếp người hiến máu tất cả thời gian trong ngày, trong tuần,  Địa chỉ: Trung tâm Huyết học và truyền máu, tầng 1, Nhà D, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, số 1 Nhà Thương, Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng.

4. Để đảm bảo an toàn cho mọi người trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Trong kỳ chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 4/2020, BHXH thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Bưu điện thành phố xây dựng kế hoạch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hai tháng 4 và 5. Trong ngày 8/4, 22.687 người hưởng đã được nhận lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản ATM với số tiền trên 241 tỷ đồng. Từ ngày 10/4, sẽ thực hiện chi trả đối với 28.157 người hưởng với số tiền trên 225 tỷ đồng tại nhà và một số địa điểm phường, xã trên địa bàn các quận, huyện.

 5. Lãnh đạo UBND thành phố, các Quận huyện tiếp tục kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương, tại các chốt kiểm dịch của thành phố, tại các cơ quan đơn vị, cơ sở kinh doanh lưu trú, địa điểm du lịch, dịch vụ ăn uống, giải trí, cơ sở tôn giáo….

6. Duy trì các hoạt động tuyên truyền, tẩy uế, khử trùng tại công sở, cơ sở y tế, trường học, cơ quan đơn vị, nơi công cộng, đường phố, khu vực có người nghi ngờ mắc.

7. Duy trì hoạt động các chốt kiểm soát dịch; các hoạt động truyền thông kết hợp điều tra giám sát, tại cộng đồng, truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh.

8. Tại các quận huyện, xã phường: tiếp tục điều tra, tìm kiếm những trường hợp tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi ngờ mắc, người bệnh điều trị, người đến BV Bạch Mai, người từ vùng có dịch về Hải Phòng … để tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn cách ly y tế tại nhà hoặc đưa vào cách ly tập trung, lấy mẫu làm xét nghiệm.

9. Các cơ sở cách ly tập trung của thành phố tiếp tục bàn giao đối tượng hết thời gian cách ly tập trung về địa phương để tiếp tục giám sát, cách ly tại nhà và nhận các đối tượng cần cách ly tập trung từ quận huyện chuyển lên, trên cơ sở quyết định danh sách cách ly tập trung do UBND thành phố phê duyệt.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21291370
Trực tuyến: ...