1. Tình hình dịch Covid-19:
Thế giới: 19.572.939 người mắc, 724.710 người tử vong, trên 215 quốc gia, lãnh thổ.
- Hoa Kỳ: 5. 095.903 người mắc; 164.122 người tử vong.
- Brazil: 2.967.064 người mắc; 99.702 người tử vong.
- Ấn Độ: 2.091.549 người mắc; 42.621 người tử vong.
- Nga: 882.347 người mắc; 14.854 người tử vong.
- Nam Phi: 545.476 người mắc; 9.909 người tử vong.
- Việt Nam: bệnh đã xuất hiện bệnh tại 39 tỉnh thành: tổng số 810 ca (bản tin 18h 8/8/2020 ghi nhận 21 trường hợp mắc trong 12h qua); Trong đó, có 15 ca Đà Nẵng, 2 ca Quảng Nam, 2 ca Bắc Giang, 1 ca Khánh Hòa; 1 ca nhập cảnh.
(từ 25/7/2020 đến nay có 353 ca bệnh phát hiện liên quan đến Đà Nẵng, lây lan ra 15 tỉnh thành phố)
317 ca nhiễm khi nhập cảnh được cách ly ngay; 493 ca lây nhiễm trong nước.
395 người khỏi bệnh; 405 người đang điều trị; Tử vong 10 người;
- Hải Phòng: 0 ca mắc; 0 ca tử vong.
+ 530/530 mẫu ca nghi ngờ mắc có kết quả âm tính.
+ 6.853 mẫu sàng lọc cho các trường hợp cách ly: 6.848 mẫu âm tính, 04 mẫu dương tính lại, 01 mẫu nghi ngờ sau khi đã được điều trị khỏi ra viện (BN 300, BN 303). (Ngày 8/8/2020: 173/173 mẫu sàng lọc âm tính).
+ Số cách ly tại cơ sở tập trung: 267 người; tại BV Việt Tiệp 2: 150 người; BV Trẻ Em: 12 người; Trường quân sự Thủy Nguyên 49 người; Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng 56 người,
+ Tại khách sạn, lưu trú dịch vụ (khách sạn, khu nghỉ dưỡng theo yêu cầu): 146 người.
+ Tổng số đang cách ly tại nhà: 2.565 người.
2. Thông tin quốc tế:
1. Ngày 7/8, một nhóm chuyên gia Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương đối với một số nước để người dân các nước này có thể chống chọi với đại dịch COVID-19.
2. Ngày 7/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố số liệu cho thấy số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại châu Phi đã ở mức trên 1 triệu ca, trong đó có trên 22.000 ca tử vong.
Nam Phi là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất, với trên 545.000 ca mắc - chiếm hơn 50% tổng số ca mắc ở khu vực. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), Nam Phi hiện có số ca mắc COVID-19 cao thứ 5 trên thế giới, sau Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Nga. Ai Cập với khoảng 95.000 ca bệnh, Nigeria với trên 45.000 ca, Ghana với 40.000 ca và Algeria trên 34.000 ca.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng thiếu vật tư y tế để xét nghiệm COVID-19 ở châu Phi càng khiến dịch bệnh lây lan khó lường ở châu lục có 1,3 tỷ dân này.
Giám đốc WHO khu vực châu Phi, Matshidiso Moeti, cho rằng số ca mắc COVID-19 ở khu vực này có thể cao hơn do nhiều người vẫn chưa được xét nghiệm. Khẳng định WHO sẽ hỗ trợ các nước châu Phi thực hiện xét nghiệm, truy vết, cách ly và điều trị.
3. Trên 600 y tá đã tử vong tính tới cuối tháng 6 ở 30 quốc gia được Hội đồng Y tá Quốc tế khảo sát. Mexico chiếm tới 160 ca tử vong, tức trên 1/4. Nguy cơ nhân viên y tế Mexico tử vong vì COVID-19 cao gấp 4 lần so với Mỹ, gấp 8 lần so với Brazil. Nhiều y bác sĩ chết vì COVID-19 là do có bệnh nền và một số người không sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách; không cung cấp đủ thiết bị bảo hộ lao động; y tá thường làm việc ở nhiều bệnh viện và khi họ di chuyển giữa các bệnh viện, rủi ro nhiễm bệnh tăng lên.
Tình cảnh của nhân viên y tế đang khiến nỗ lực kiềm chế dịch bệnh thêm phức tạp. Tính tới ngày 8/8, COVID-19 đã khiến 51.311 người tử vong trong số gần 469.707 người mắc, đứng số 6 thế giới về số người mắc.
3. Thông tin của Chính phủ, các Bộ, ngành:
1. Ngày 7/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã giao ban trực tuyến với "Bộ Chỉ huy tiền phương" thường trực đặc biệt chống COVID-19. Bộ Y tế yêu cầu tất cả các địa phương đều phải chuẩn bị phương án chống dịch ở mức độ xấu; đẩy nhanh tốc độ rà soát, xác minh, quản lý tất cả các trường hợp đến thành phố Đà Nẵng từ ngày 1/7 đã trở về địa phương; thực hiện kiên quyết việc cách ly tập trung các trường hợp F1.
2. Tại buổi làm việc của Bộ Y tế với UBND Thành phố Hà Nội về công tác chống dịch trên địa bàn ngày 8/8, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Bộ đảm bảo đủ sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm COVID-19 của Hà Nội. Bộ Y tế rút nhóm chuyên gia về xét nghiệm của Bộ Y tế từ Đà Nẵng về hỗ trợ Hà Nội, đồng thời Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện, viện, trường trực thuộc Bộ nâng cao tối đa công suất xét nghiệm cho Hà Nội. Tuy nhiên, quan trọng là Hà Nội phải đảm bảo lấy mẫu đủ để các đơn vị có thể xét nghiệm nhanh nhất.
3. Ngày 07/8/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3486/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2”, là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc.
4. Ngày 8/8, gần 900.000 thí sinh cả nước đến điểm thi THPT làm thủ tục và nghe phổ biến quy chế; việc kiểm dịch COVID-19 được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ cổng.
5. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đang huy động mọi nguồn lực tập trung cho công tác ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn. Với trách nhiệm và tình cảm đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế đã quyết định cử đoàn công tác ngành y tế gồm 20 bác sĩ và 20 điều dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm vào Đà Nẵng để hỗ trợ công tác phòng chống dịch; góp phần cùng Đà Nẵng nhanh chóng khống chế dịch bệnh COVID-19 trong thời gian sớm nhất.
6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, đối với việc giám sát những người rời khỏi Đà Nẵng từ 01-28/7/2020 và đang sinh sống tại TP.HCM, đến nay, đã có 45.312 trường hợp đã khai báo y tế, 36.182 trường hợp đã được lấy mẫu xét nghiệm, trong đó 32.844 mẫu có kết quả âm tính, 6 dương tính, các mẫu còn lại đang đợi kết quả.
7. Bộ Y tế đã gửi Công văn số 4176/BYT-BH về việc tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) cho người bệnh trong tình hình dịch bệnh do COVID-19. Đối với trường hợp đến khám chữa bệnh tại cơ sở có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT nhưng không phải là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo hướng dẫn của Sở Y tế: Thanh toán như trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến;
Đối với trường hợp đến khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT nhưng được Sở Y tế giao nhiệm vụ tiếp nhận để cấp cứu, điều trị người bệnh có thẻ BHYT:
- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT như trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến, theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của người tham gia BHYT đối với trường hợp cấp cứu hoặc có giấy chuyển tuyến;
- Thanh toán theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đối với trường hợp người bệnh tự đến khám chữa bệnh (không phải cấp cứu, không có giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT).
4. Thông tin hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:
1. Lãnh đạo Thành phố, Quân huyện kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương, khu công nghiệp, một số doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố.
2. Các quán karaoke, vũ trường tạm dừng hoạt động, chấp hành nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo văn bản số 4931/UBND-VX về việc tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới.
3. Sở Y tế tiếp tục triển khai xét nghiệm trên diện rộng nhằm phát hiện sớm các ca bệnh COVID-19, cho tất cả người dân trên địa bàn thành phố nếu có triệu chứng ho, sốt, khó thở, và các bệnh nhân đang nằm khoa Hồi sức, Khoa nội hô hấp tại các cơ sở y tế.
4. Các quận huyện, xã phường trên địa bàn thành phố tiếp tục điều tra, tổng hợp khai báo y tế người về từ Đà Nẵng (từ 01/7/2020) các ca F1, F2 tiếp xúc với người bệnh Covid 19, các trường hợp từ các vùng dịch, vùng có bệnh nhân về.
5. Liên quan đến BN 751, 90 mẫu xét nghiệm của các trường hợp tiếp xúc gần với BN751 đã có kết quả âm tính với vi rút SARS-Cov-2. và các địa phương tiếp tục điều tra truy vết, giám sát xét nghiệm F1, F2.
6. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh...