"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Thông tin phòng chống dịch COVID-19 đến 7 giờ ngày 4/4/2020

A
Cập nhật: 04/04/2020 16:22

1. Tình hình dịch Covid-19:

-  Thế giới: 1.096.570 người mắc, 59.125 người tử vong, trên 206 quốc gia và vùng lãnh thổ

- Hoa Kỳ: 276.037 người mắc; 7.385 người tử vong.

- Italia: 119.827 người mắc; 14.681 người tử vong.

- Tây Ban Nha: 119.199 người mắc; 11.198 người tử vong.

- Đức: 91.159 người mắc; 1.275 người tử vong.

- Trung Quốc 81.620 người mắc; 3.322 người tử vong.

- Pháp: 64.338 người mắc; 6.507 người tử vong.

- Iran: 53.183 người mắc; 3.294 người tử vong.

Tây Ban Nha vượt Italia, đứng thứ 2 về quốc gia có số lượng người nhiễm nhiều nhất. Đức vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 4 về số lượng người nhiễm.

-  Việt Nam: 239 trường hợp mắc COVID-19; Không có BN tử vong

Ngày 4/4/2020, phát hiện thêm 02 ca nhiễm mới BN 238-BN 239; (đến 7h)

- Tổng số 85 người khỏi bệnh

- 16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh.

- 69 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến 2/4) được chữa khỏi bệnh.

Hải Phòng: 0 ca mắc; 0 tử vong.

+ Có 343 trường hợp / 359 trường hợp nghi ngờ mắc dịch COVID-19 có kết quả xét nghiệm âm tính, 16 trường hợp chờ kết quả xét nghiệm.

+ Có 982 mẫu / 1.136 mẫu sàng lọc các trường hợp cách ly, đã có kết quả âm tính.

+ Số cách ly tại cơ sở tập trung là 369 người, tại: Cao đẳng Du lịch 54 người; BV Việt Tiệp 2: 143 người; Trung tâm GDQP- Đại học HP: 110 người; Trung tâm quân sự thành phố (Thủy Nguyên): 11 người; Khách sạn Công đoàn Đồ Sơn 9 người; Khách sạn Sinh viên ĐH QL&CN: 42 người.

 2. Thông tin hoạt động của Chính phủ, các bộ, ngành:

1. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19:

1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở  nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

c) Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.

Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

2. Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:

a) Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;

b) Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;

c) Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;

d) Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.

3. Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân. Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Các địa phương bãi bỏ ngay các biện pháp dừng, ngăn cấm người và phương tiện qua lại địa phương mình không đúng với Chỉ thị số 16/CT-TTg.

4. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

5. Các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan, chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm phù hợp với các nội dung nêu trên; phối hợp, giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề vướng mắc phát sinh./.

2. Ngày 2/4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai quản lý đối tượng cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19, kiểm soát chặt chẽ đối tượng cần cách ly y tế, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện việc quản lý và kiểm soát các đối tượng cần cách ly tại nhà, nơi cư trú trên địa bàn (đối tượng cách ly), sử dụng ứng dụng NCOVI.

Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện quản lý, theo dõi đối tượng cách ly trên địa bàn và hỗ trợ, hướng dẫn trạm y tế xã/phường/thị trấn thực hiện quản lý đối tượng cách ly.

Trạm y tế xã/phường/thị trấn thực hiện xác minh các đối tượng cách ly đã được thông báo trên Hệ thống giám sát dịch bệnh COVID-19; Hướng dẫn đối tượng thuộc diện cách ly sử dụng tính năng quản lý cách ly trên ứng dụng NCOVI theo tài liệu hướng dẫn sử dụng gửi kèm; Quản lý, theo dõi, kiểm soát các đối tượng cách ly trên địa bàn.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tính đến ngày 2/4, hệ thống 1407 đã nhận được hơn 1,8 triệu tin nhắn ủng hộ với tổng số tiền trên 114 tỷ đồng.

Tất cả số tiền thu được do các cơ quan chủ trì thống nhất với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID -19 Quốc gia quyết định và sử dụng nhằm hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cần thiết để bảo vệ thầy thuốc và các chiến sĩ công an, bộ đội trực tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh; hỗ trợ người mắc bệnh và nghi ngờ mắc bệnh phải cách ly tập trung, cách ly tại nhà hoặc tại nơi đang được khoanh vùng dịch.

4. Ngày 3/4, Bộ Y tế đã phát đi thông báo Khẩn số 10 về trường hợp của bệnh nhân số 237 vừa được công bố mắc bệnh COVID-19. Theo đó, lịch sử di chuyển của BN 237 (nam, 64 tuổi, quốc tịch Thụy Điển) cụ thể như sau:

- Ngày 11/3 - 21/3/2020: Bệnh nhân ở Khách sạn Ngọc Anh, cơ sở 2 – 38 Lương Văn Tuy – Ninh Bình.

- Ngày 21/3/2020: Bệnh nhân đi xe X.E.Limousine từ Ninh Bình (09h30 sáng) lên Hà Nội.

- Ngày 21/3 - 22/3/2020: Bệnh nhân ở Khách sạn Canary Hanoi, số 4 Vũ Hữu Lợi, Hà Nội.

- Ngày 22/3/2020 đến nay: Bệnh nhân ở Khách sạn Sao (Star), số 2, ngõ 25, Lâm Du, Bồ Đề, Long Biên.

- Ngày 26/03/2020: Bệnh nhân bị tai nạn, được xe 115 đưa vào Bệnh viện Việt Pháp.

- Ngày 30/03/2020: Bệnh nhân khám lại tại Bệnh viện Việt Pháp.

- Ngày 01/04/2020: Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sau đó chuyển sang Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

Bộ Y tế đề nghị tất cả những người đã đi tới những địa điểm này trong khoảng thời gian nói trên cần liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khoẻ.

 3. Thông tin hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:

- Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, tối 3/4, tại Quảng trường Nhà hát thành phố, Công an thành phố tổ chức ra quân tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát sau 22h hàng ngày. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố.

Đợt này, Công an thành phố sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố tăng cường tối đa nhân lực, phương tiện và công cụ hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát từ 22h hàng ngày cho đến 5h sáng hôm sau.

Các lực lượng sẽ tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường, tuyến phố; chốt điểm tại các vị trí có nguy cơ mất an ninh trật tự, mỗi chốt điểm có từ 3-5 người cùng với các công cụ hỗ trợ và xe mô tô chuyên dụng.

Các lực lượng sẽ nhắc nhở nhân dân chấp hành việc không ra khỏi nhà sau 22h hàng ngày; trấn áp các đối tượng hình sự, mua bán sử dụng trái phép chất ma túy.

Tại Lễ ra quân, Giám đốc Công an thành phố Vũ Thanh Chương nhấn mạnh, lực lượng Công an thành phố sẽ hoàn thành nhiệm vụ với quyết tâm cao nhất, đảm bảo an ninh trật tự, bình an trên địa bàn thành phố, góp phần cùng thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

1. Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID -19 thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử thành phố vừa có công văn 2432/UBND-KSTTHC chỉ đạo về việc tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, thủ tục hành chính thời kỳ phòng, chống dịch COVID-19.

2. Ngày 3/4, đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy Hồng Bàng về việc thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TU, Chỉ thị số 27-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thực hiện Chỉ thị 26-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, quận Hồng Bàng đã thành lập 192 tổ kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19 tại 9 phường với tổng số thành viên ban đầu gồm 2.125 người. Sau khi triển khai bổ sung lực lượng các tổ kiểm soát theo Chỉ thị số 27-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, quận đã bổ sung thêm số thành viên các tổ, đến nay là 3.739 người.

Qua nghe báo cáo và đi kiểm tra thực tế tại một số chốt kiểm soát phòng chống dịch trên địa bàn quận, đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy ghi nhận, đánh giá cao quận Hồng Bàng đã chủ động, nghiêm túc, quyết liệt, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phòng, chống dịch trên địa bàn. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh, thời gian tới, tình hình diễn biến dịch hết sức phức tạp, công tác phòng chống dịch được thành phố nâng lên một cấp độ, quận Hồng Bàng là quận trung tâm, đông dân cư, có nhiều trung tâm thương mại, chợ, nhiều cơ sở tôn giáo và có dải trung tâm thành phố, do đó công tác phòng, chống dịch không được chủ quan, lơ là. Đồng chí đề nghị quận tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, mục tiêu cuối cùng là để người dân có nhận thức và thay đổi hành vi của mình để không chủ quan, nhưng không được hoang mang và lưu ý chỉ đạo cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, thành phố như: không ra ngoài sau 22h, không đến vùng có dịch, tự giác khai báo, thực hiện tốt nếu bị cách ly, không tụ tập đông người…

2. Chiều 3/4, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID -19 thành phố đi kiểm tra tại Phòng Hậu cần tài chính, Trung tâm huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Phòng PK02 và làm việc với Ban lãnh đạo Công an thành phố về việc huy động lực lượng, các phương tiện để phục vụ công tác tuần tra chốt điểm.

Tại buổi kiểm tra và làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng yêu cầu Công an thành phố tập trung huy động tối đa nhân lực, phương tiện để phục vụ công tác tuần tra chốt điểm, tuyên truyền nhắc nhở nhân dân không ra đường sau 22h hàng ngày nhằm đảm bảo các vấn đề an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Chủ tịch đề nghị các tổ tuần tra sẽ thực hiện từ 22h cho tới sáng để mật phục kịp thời phát hiện các đối tượng hình sự, các đối tượng buôn mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, đồng thời trấn áp các loại tội phạm trên các tuyến giao thông…

3. Ngày 3/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona thành phố Hải Phòng đã phê duyệt danh sách 79 trường hợp áp dụng biện pháp cách ly y tế (Đợt 20).

4. Lãnh đạo UBND thành phố, các Quận huyện tiếp tục kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương, tại các chốt kiểm dịch của thành phố, tại các cơ quan đơn vị, cơ sở kinh doanh lưu trú, địa điểm du lịch, dịch vụ ăn uống, giải trí, cơ sở tôn giáo….

5. UBND thành phố vừa có văn bản gửi các ngành Bảo hiểm xã hội Hải Phòng, Bưu điện Hải Phòng, Công an thành phố và UBND các quận, huyện về việc triển khai công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

UBND thành phố giao UBND các quận, huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý phối hợp, hỗ trợ các điểm chi trả thuộc Bảo hiểm xã hội Hải Phòng và Bưu điện Hải Phòng trong công tác chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo an toàn, kịp thời, đúng quy định; có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Trung ương và thành phố.

6. Duy trì các hoạt động tuyên truyền, tẩy uế, khử trùng tại công sở, cơ sở y tế trường học, cơ quan đơn vị, nơi công cộng, đường phố, khu vực có người nghi ngờ mắc bệnh.

7. Duy trì hoạt động các chốt kiểm soát dịch; các hoạt động truyền thông kết hợp điều tra giám sát, tại cộng đồng, truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh.

8. Tại các quận huyện, xã phường: tiếp tục điều tra, tìm kiếm những trường hợp đi trên chuyến bay có người bệnh, người tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi ngờ mắc, người bệnh điều trị, người đến BV Bạch Mai từ 14/3 đến nay, CBYT học tập tại BV Bạch Mai, người từ vùng có dịch về Hải Phòng … để tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn cách ly y tế tại nhà hoặc đưa vào cách ly tập trung, lấy mẫu làm xét nghiệm.

9. Các cơ sở cách ly tập trung của thành phố tiếp tục bàn giao đối tượng hết thời gian cách ly tập trung về địa phương và nhận các đối tượng cần cách ly tập trung từ quận huyện chuyển lên, trên cơ sở quyết định danh sách cách ly tập trung do UBND thành phố phê duyệt.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21288658
Trực tuyến: ...