"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng CAND trong ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự

A
Cập nhật: 30/01/2024 19:12

Sáng 30/1/2024, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT, TKCN) và phòng thủ dân sự (công tác ƯPT) năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Trung tướng Lê Văn Tuyến-Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo ƯPT Bộ Công an chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai về TKCN; Cục Tác chiến và Cục Cứu hộ, cứu nạn - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, các bệnh viện, trường CAND.

Tại điểm cầu Hải Phòng, Đại tá Bùi Trung Thành-Phó Giám đốc, Phó Trưởng ban Ban Chỉ huy ƯPT CATP chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ban Chỉ huy ƯPT thành phố, các thành viên Ban Chỉ huy ƯPT CATP, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương.

Đại tá Bùi Trung Thành – Phó Giám đốc CATP chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng

Năm 2023, tình hình an ninh phi truyền thống, nhất là tình hình thiên tai có những diễn biến phức tạp khó lường; thời tiết có nhiều diễn biến cực đoan, bất thường. Trên phạm vi cả nước đã xảy ra trên 1.100 trận thiên tai với 21 loại hình thiên tai. Trong đó, có một số đợt thiên tai lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, tập trung vào các loại hình thiên tai như mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất. Thiên tai đã làm 169 người chết, mất tích; gây thiệt hại về kinh tế ước trên 8.200 tỷ đồng. Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, Đảng uỷ CATW, lãnh đạo Bộ Công an đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương kịp thời triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự, theo đúng phương châm “4 tại chỗ”. Trong năm, Bộ Công an đã ưu tiên dành nguồn kinh phí lớn trang bị trang thiết bị, phương tiện bảm đảm cho công tác PCTT, TKCN, phòng thủ dân sự; tổ chức hàng loạt các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng phó sự cố cho lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác này. Đáng chú ý, phát huy vai trò xung kích trên mặt trận PCTT, TKCN, lực lượng CAND đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện tham gia di dời, bảo vệ tài sản, sơ tán Nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm, giúp đỡ Nhân dân nhanh chóng khắc phục các sự cố thiên tai.

Qua đó, góp phần quan trọng cùng các cấp, ngành chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai. Đặc biệt, trong năm, Bộ Công an đã tham gia công tác CNCH quốc tế, hỗ trợ nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, góp phần nâng cao vị thế, khẳng định năng lực, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, PCTT, TKCN, phòng thủ dân sự trong lực lượng CAND còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Năm 2024, lực lượng CAND xác định rõ 8 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm trong công tác PCTT, TKCN, phòng thủ dân sự. Theo đó, toàn lực lượng CAND sẽ chú trọng xây dựng lực lượng PCTT, TKCN, phòng thủ dân sự bảo đảm tinh, gọn, mạnh, đủ sức phòng chống, ứng phó hiệu quả với sự cố thiên tai; phối hợp rà soát, kiểm đếm, xuất cấp trang thiết bị, phục vụ tốt các mặt công tác này; chú trọng tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho CBCS Công an các cấp, nhất là cấp huyện, xã; triển khai hiệu quả Luật Phòng thủ dân sự…

Tại hội nghị, các đại biểu đã dành phần lớn thời gian để thảo luận, phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; bàn giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác trong năm 2024.

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến chủ trì Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trung tướng Lê Văn Tuyến-Thứ trưởng Bộ Công an, đề nghị các Cục nghiệp vụ, Công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai hiệu quả việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tầng lớp Nhân dân và đội ngũ CBCS về vai trò, tầm quan trọng của công tác PCTT, TKCN, phòng thủ dân sự; tăng cường ứng dụng KHCN; thực hiện tốt công tác ứng trực, xử lý tình huống, khắc phục sơ hở, thiếu sót còn tồn tại. Mặt khác, tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng trang thiết bị, phương tiện, nhu cầu mua sắm phục vụ tốt công tác PCTT, TKCN, phòng thủ dân sự của Công an các đơn vị, địa phương; tăng cường hợp tác quốc tế; phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, đặc biệt là lực lượng Quân đội Nhân dân trong công tác PCTT, TKCN, phòng thủ dân sự, thể hiện rõ tinh thần “Lúc dân cần, khi dân khó có Công an”, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước…

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21272389
Trực tuyến: ...