"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Công an quận Ngô Quyền: Triển khai 1 nghìn áp phích và 50 nghìn tờ rơi cảnh báo thủ đoạn lừa đảo của tội phạm sử dụng công nghệ cao

A
Cập nhật: 29/03/2023 17:23

Thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội diễn biến phức tạp, xảy ra trên toàn quốc với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an quận Ngô Quyền, Đội Cảnh sát Hình sự phối hợp với Công an các phường dán áp phích và tờ rơi đến các tổ dân phố, các hộ dân trên địa bàn quận và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn với tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Công an phường Cầu Đất phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm sử dụng công nghệ cao

Theo đó, trong sáng 29/3/2023, lực lượng Công an các phường đã đồng loạt triển khai dán 1.000 áp phích cảnh cáo thủ đoạn lừa đảo của tội phạm sử dụng công nghệ cao tại bảng tin các tổ dân phố; đồng thời phát 50 nghìn tờ rơi đến tận tay các hộ dân trên toàn quận. Riêng tại địa bàn phường Cầu Đất, Đội Cảnh sát Hình sự đã phối hợp với lực lượng Công an phường dán và phát 4.160 áp phích, tờ rơi; tại địa bàn phường Máy Tơ, lực lượng Công an phường đã trực tiếp dán gần 50 áp phích tại các điểm dễ quan sát, tập trung đông dân cư và phát hơn 3.200 tờ rơi tới các hộ trên địa bàn phường...

Công an quận và người dân tuyên truyền về hành vi tội phạm sử dụng công nghệ cao

Tờ rơi, áp phích tuyên truyền về hành vi tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể sử dụng các thủ đoạn nhằm chiến đoạt tiền như: thông qua hình thức vay tiền online qua App; hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội Facebook, Zalo; làm nhiệm vụ qua các ứng dụng game; hay một số thủ đoạn khác gồm: giả danh giáo viên, nhân viên y tế gọi điện thông báo người thân, học sinh bị tai nạn đang trong tình trạng nguy kịch; giả danh cán bộ Viện kiểm sát, Công an, Tòa án nhân dân gọi điện thoại thông báo vi phạm và yêu cầu nạn nhân nộp một khoản tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chức năng hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu; giả danh người nước ngoài để làm quen; làm giả hoặc đánh cắp tài khoản Zalo, Facebook của người thân, bạn bè để nhắn tin hỏi vay tiền, nhờ thanh toán...

Qua đó, Công an quận Ngô Quyền khuyến cáo, đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền cho bất kỳ ai thông qua điện thoại, internet mà chưa biết rõ về người nhận; cơ quan thực thi pháp luật không làm việc qua điện thoại, trong trường hợp cần sẽ mời đến trụ sở; tuyệt đối không cung cấp mã OTP, tài khoản E-Banking cho bất kỳ ai; khi người quen, người thân hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền hãy xác nhận lại.

Theo Chuyên đề an ninh Hải Phòng

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21301581
Trực tuyến: ...