Quý 4 năm 2019, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - CATP đã tiến hành thẩm duyệt về PCCC với 54 hạng mục, công trình; nghiệm thu về PCCC với 21 hạng mục, công trình; cấp 242 giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cháy, nổ; hướng dẫn cơ sở tự xây dựng 122 phương án chữa cháy, 94 phương án cứu nạn, cứu hộ. Đơn vị đã tiến hành kiểm tra an toàn PCCC tại 1.733 lượt cơ sở, trong đó 555 cơ sở thuộc Phụ lục Nghị định 79/2014/TT-BCA. Qua các Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, đợt kiểm tra, Phòng Cảnh sát PCCC cứu hộ - CATP kiểm tra hồ sơ của cơ sở và cứu nạn, cứu hộ - CATP đã ban hành 532 công văn kiến nghị bảo đảm an toàn PCCC; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC với 63 vụ.
Đại tá Phạm Viết Dũng - Phó Giám đốc CATP kiểm tra, hướng dẫn về công tác PCCCC tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - CATP, Công an 14 quận, huyện đã phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và văn bẩn chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về công tác PCCC. Trên cơ sở đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc; thành lập Ban chỉ đạo công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ; phân công trách nhiệm cụ thể, đề ra nội dung, biện pháp phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị. Đến nay, 100% các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đã thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ; nhiều thôn, khu chung cư, tổ dân phố thành lập đội dân phòng. Các cấp đều tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, kiến thức, nghiệp vụ PCCC cho từng thành viên của Ban chỉ đạo và đội dân phòng. Những biện pháp được triển khai đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong bảo đảm an toàn PCCC trên địa bàn thành phố.