"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Cách thoát hiểm khi cháy khách sạn, siêu thị

A
Cập nhật: 01/11/2019 14:27

1. Xử lý nhanh khi có hỏa hoạn

Trong tình huống cháy xảy ra, phải thật sự bình tĩnh để xử lý. Việc đầu tiên phải làm ngay là nhấn nút báo động để tất cả nhân viên, khách hàng được biết. Trường hợp không có nút báo động hoặc nút báo động bị hỏng, phải tìm vật dụng gì đó phát ra âm thanh to để gõ và hô hào cho mọi người thoát hiểm.

Đồng thời, gọi 114 theo quyết định của quản lý để báo cho lực lượng chữa cháy đến cứu hộ. cần phải nắm rõ sơ đồ thoát hiểm của khu nhà để hướng dẫn các hành khách. Việc di tản người phải được tiến hành khẩn trương để thuận lợi cho công tác chữa cháy.

2. Khi đám cháy có mùi khó chịu:

Phải cúi thấp người xuống, thậm chí phải bò để di chuyển để tránh bị ngạt. Đồng thời phải kiếm một chiếc khăn hoặc một tấm vải bất kì thấm nước để che kín mũi và miệng. Nếu tìm được một tấm chăn hay vải lớn nên nhúng nước và trùm lên toàn bộ co thể để tránh quần áo bị cháy gây bỏng da. Khi mở cửa nên mở hé để quan sát tình hình trước, xem lối đi có đi được không và tránh bị lửa tạt vào người.

3. Tuyệt đối không được sử dụng thang máy

Trong trường hợp cháy ở tầng cao, tuyệt đối không được sử dụng thang máy để thoát hiểm vì hệ thống điện của tòa nhà có thể bị ảnh hưởng làm thang máy hoạt động nửa chừng. Phải tìm lối cầu thang bộ để chạy khỏi đám cháy. Nếu các lối cầu thang đã bị bịt kín, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có trong tòa nhà như thang, dây thoát hiểm để xuống dưới. Đến lúc có đệm hay thang của lực lượng cứu hỏa, khi được yêu cầu mới được nhảy xuống.

4. Sử dụng bình chữa cháy

Trong trường hợp nơi cháy có trang bị bình chữa cháy nên cầm theo để dập lửa ở những lối thoát hiểm hoặc có thể dập lửa đối với đám cháy nhỏ.

+ Di chuyển bình đến gần điểm cháy, xóc vài lần nếu là loại bình bột.

+ Giật chốt hãm kẹp chì

+ Đứng ở đầu hướng gió để phun vào gốc lửa

+ Hướng loa phun về đám cháy và bóp van để bột chữa cháy phun ra

+ Khi khí yếu dần thì tiến lại gần để dập lửa

+ Không được phun trực tiếp bình chữa cháy vào người nạn nhân

5. Khi bị bén lửa

Trong quá trình di chuyển để thoát hiểm, áo quần và tóc có thể bị bén lửa, nên nằm xuống ngay, lăn qua lăn lại và có thể dùng khăn dày hoặc chăn thấm nước phủ lên người để dập tắt ngọn lửa.

6. Khi bị mắc kẹt trong đám cháy

Khi không thể thoát ra khỏi đám cháy, nên la lớn, vẫy tay, vỗ tay thu hút sự chú ý của nhân viên cứu hỏa. Không nên chạy nấp trong vệ sinh hay phòng kín vì sẽ khi nhân viên cứu hộ khó phát hiện.

Lưu ý

+ Trong khi thoát nạn phải tuân theo nhân viên hướng dẫn của tòa nhà hoặc người chỉ huy.

+ Hãy giúp đỡ người khác thoát nạn khi bản thân thật sự bình tĩnh có đủ sức khỏe và những kỹ năng cần thiết.

+ Yếu tố để bạn có thể thoát hiểm thành công là phải bình tĩnh và thực hiện theo đúng phương pháp, năng thoát nạn.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21279435
Trực tuyến: ...