"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ

A
Cập nhật: 20/08/2024 11:11

Ngày 20/8/2024, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) có Công điện số 08/CĐ-V01 gửi Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Truyền thông Công an nhân dân và Giám đốc Công an các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh về việc chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ.

Nội dung Công điện nêu rõ:

Dự báo, từ đêm 20-22/8/2024, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lớn, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) đề nghị Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:

1. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để thông tin ngay tới người dân về diễn biến tình hình của đợt mưa lớn, nguy cơ gây sạt lở đất, lũ quét, nhất là đối với các khu vực do bị ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trước chưa khắc phục xong hoặc còn ngập nước...; chủ động mọi mặt ngay công tác phòng, chống thiên tai, xử lý các tình huống ngay tại cơ sở.

2. Bố trí lực lượng, phương tiện: (1) Tăng cường các biện pháp bảo đảm công tác an ninh, trật tự, không chủ quan, mất cảnh giác, không để bị động, bất ngờ; (2) Nắm chắc địa bàn, nắm hộ, nắm người, kịp thời di dời, sơ tán người dân, tài sản khỏi khu vực nguy hiểm; (3) Kiểm soát, hướng dẫn, bảo đảm an toàn giao thông, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không an toàn, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực nguy cơ sạt lở không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản; (4) Phối hợp với các cấp, ngành kịp thời tổ chức cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ người dân khắc phục thiên tai; (5) Tham mưu chỉ đạo việc xả lũ các hồ thủy điện đảm bảo đúng quy trình, an toàn hồ đập và đặc biệt lưu ý việc thông báo, hỗ trợ di dời vùng hạ lưu khi có nguy hiểm.

3. (1) Tập trung xử lý các thiệt hại trước đây do bão số 1, 2 và mưa lũ, sạt lở đất gây ra; (2) Sẵn sàng mọi phương án, trang thiết bị, phương tiện đặc chủng chuyên dùng kịp thời phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai; (3) Bảo đảm tuyệt đối an toàn các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ, trại tạm giam, trại giam của lực lượng Công an nhân dân.

4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời thông tin, báo cáo về tình hình, diễn biến, thiệt hại do thiên tai và công tác triển khai ứng phó của lực lượng Công an nhân dân về Văn phòng Bộ theo quy định (SĐT: 069.2299150, 0904231899 hoặc 0979087633)./.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21270789
Trực tuyến: ...