"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở sản xuất

A
Cập nhật: 19/06/2020 13:50

Để bảo đảm an toàn PCCC, song song với chấp hành nghiêm ngặt quy định an toàn PCCC, các cơ sở sản xuất cần thực hiện những biện pháp sau đây:

1. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.

2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.

3. Sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như xăng dầu, khí cháy chỉ đủ cho từng ca sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC. Hàng hoá sản xuất ra được chuyển đi ngay, không lưu giữ tại nơi sản xuất.

Lực lượng PCCC cần thường trực tại các nhà xưởng, nơi sản suất đặc biệt là các khu công nghiệp

4. Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn PCCC.

5. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (ap-tô- mat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.

6. Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình; có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.

7. Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc.

8. Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn.

9. Xây tường ngăn cháy giữa các bộ phận sản xuất có diện tích lớn theo quy định. Cửa đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định.

10. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

11. Có hệ thống thông gió, chống tụ khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời; không để hàng hoá cản trở lối thoát nạn.

12. Thành lập đội PCCC cơ sở; mỗi bộ phận, phân xưởng có tổ hoặc có người tham gia đội PCCC; mỗi ca làm việc bố trí lực lượng thường trực chữa cháy. Lực lượng PCCC cơ sở phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn.

13. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.

14. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.

15. Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất (báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc Công an nơi gần nhất) đồng thời tìm mọi cách để dập cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21286814
Trực tuyến: ...