"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

KHUYẾN CÁO PCCC: Phòng cháy chữa cháy mùa nắng nóng

A
Cập nhật: 03/05/2019 16:20

Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong mùa nắng nóng, các tổ chức, cá nhân hộ gia đình thực hiện một số biện pháp, như sau:

1. Đối với các nhà ống, nhà liền kề: không tồn chứa xăng, dầu, cồn gas, hóa chất nguy hiểm và cấc chất dễ cháy, nổ trong nhà; trường hợp cần thiết phải sử dụng thì hạn chế tối đa số lượng và đảm bảo an toàn PCCC. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy ở nơi đun nấu.

2. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt; thiết bị chứa xăng, dầu phải kín.

3. Việc sử dụng điện phải đảm bảo an toàn, có các thiết bị bảo vệ như: cầu chì, cầu dao, rơ le, phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung tòa nhà, từng tầng, từng nhà và từng thiết bị tiêu thụ điện công  suất lớn; không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn neon, bảng điện phải đặt cách xa vật dễ cháy tối thiểu là 0,5m.

Lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ - CATP chữa cháy tại nhà dân

4. Khi sử dụng bàn là, bếp điện… phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật sử dụng các thiết bị điện. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

5. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa đồ vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải có người trông coi, có che chắn tránh gây cháy lan, hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

 6. Không sắp xếp đồ dùng, vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn; không lắp đặt lồng sắt, lưới sắt ở ban công, lối ra của nhà, trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khóa; tầng sân thượng, mái phải bố trí thông thoáng và có lối lên từ tầng dưới qua các thang cố định và cửa đi, không khóa cửa lối lên mái đồng thời cần bố trí lối có thể sang được mái của nhà bên cạnh. Nên chuẩn bị sẵn thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

7. Chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn. Mỗi gia đình nên dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học để biết cách sử dụng các thiết bị chữa cháy đã được trang bị.

Khi xảy ra cháy, nổ cần tổ chức chữa cháy kịp thời, phát huy phương châm 4 tại chỗ và đồng thời nhanh chóng báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC  và cứu nạn, cứu hộ - CATP qua số 114 để có những biện pháp chữa cháy hiệu quả, hạn chế tới múc thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21267100
Trực tuyến: ...