Cách mạng tháng Tám thành công cũng là thời điểm lực lượng CAND được thành lập để bảo vệ Đảng, chính quyền; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhà nước, nhân dân. Cũng từ đó, những tổ chức chứa cháy đầu tiên như sở chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn, Đội cứu hỏa Hà Nội ra đời làm nhiệm vụ chứa cháy, cứu người, bảo vệ an toàn tài sản của nhà nước, nhân dân khỏi các vụ cháy, nổ. Tiếp đến ngày 30-12-1955, Chính phủ có văn bản số 3366/CP chính thức giao lực lượng Công an quản lý công tác phòng hỏa, cứu hỏa, tiếp nhận xe và máy bơm chữa cháy do Liên Xô viện trợ.
Tàu chữa cháy HP 01
Theo đó trong suốt giai đoạn từ năm 1955 - 1975, trong hoàn cảnh miền Bắc vừa xây dụng và chiến đấu bảo vệ hậu phương, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam, Đảng, nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ PCCC, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, ngày 29-9-1961, Cục Phòng cháy và chữa cháy - Bộ Công an được thành lập. Đến ngày 4-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC. Sự kiện này đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH. Cũng kể từ đây, ngày 4-10 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của lực lượng.
Bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, để hoàn thiện hành lang pháp lý đối Với công tác PCCC, ngày 29-6- 2001, Quốc hội khóa X thông qua Luật PCCC. Đặc biệt ngày 15-10-2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/QĐ-TTg quy định về công tác CNCH và giao chúc năng, nhiệm vụ CNCH đối vớ một số tình huống tai nạn, sự cố cho lục lượng Cảnh sát PCCC.
Tới ngày 18-7-2017, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 83/NĐ-CP quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC. Trong đó, quy định rõ chức năng quản lý nhà nước về CNCH của lực lượng.
Mới đây, ngày 18-5-2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Kết luận số 02-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chi thị số 47- CT/TW khẳng định công tác PCCC là nhiệm vụ quan trọng bảo vệ an ninh quốc gia, TTATXH phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH những nam qua đã phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về PCCC& CNCH.
Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang trong giai đoạn trước, toàn lực lượng PCCC & CNCH tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp về cháy, nổ như: PCCC nhà cao tầng, khu công nghiệp, khách sạn, trung tâm thương mại, các cơ sở trọng điểm quốc gia, có nhiều nguy hiểm về cháy nổ, nơi tập trung đông người; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng chống cháy rừng...
Có thể khẳng định, trải qua 61 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH không ngừng được củng cố, kiện toàn, lớn mạnh về mọi mặt, mở rộng theo 4 cấp từ Bộ đến xã để tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực. Các đơn PCCC luôn bảo đảm quân số thường trực cao, nỗ lục khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu dập tắt các đám cháy, kịp thời cứu chữa được khối tài sản lớn của nhà nước, nhân dân; tùng bước khẳng định vai trò xung kích, chủ công, nòng cốt trên mặt trận chống “giặc lửa”. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, có không ít CBCS đã không tiếc thân mình, anh dũng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho nhà nước, nhân dân.
Với những nỗ lực, cống hiến, chiến công, thành tích xuất sắc đạt được qua các thời kỳ, lục lượng Cảnh sát PCCC & CNCH vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 2 Huân chương Hồ Chí Minh, 1 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 12 Huân chương Quân công các hạng, 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, 4 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, 63 Huân chương Chiến công các hạng, 15 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân.
Theo chuyên đề An ninh Hải Phòng