"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Một số tình huống và phương pháp CNCH sự cố thang máy cơ bản

A
Cập nhật: 27/12/2023 16:13

Thang máy là một thiết bị vận tải chạy theo chiều đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 150 so với phương thẳng đứng để vận chuyển người, hàng hoá giữa các tầng của một con tàu, công trình xây dựng hoặc cấu trúc khác. Có nhiều loại thang máy như: thang máy nâng hàng, thang máy gia đình, thang máy tải khách, thang máy tải giường bệnh, thang máy tải hàng, thang tải thực phẩm...

Thang máy thường được trang bị động cơ điện tạo lực kéo dây cáp và hệ thống đối trọng như cần trục, hoặc máy bơm chất lỏng thủy lực để nâng cao một piston hình trụ. Thông thường thang máy hoạt động trong chế độ tự động hoàn toàn. Khi nhận được lệnh gọi từ các bản điểu khiển bên trong và bên ngoài phòng thang, đèn tại nút vừa nhấn sẽ sáng lên báo hiệu lệnh đã được ghi vào bộ nhớ. Khi không có lệnh gọi nào ở cả hai hướng, thang sẽ dừng ngay tại tầng vừa dừng lại lệnh gọi với cửa phòng thang đóng.

1. Một số sự cố thang máy thường gặp như sau:

-Tình huống 1: Trường hợp thang máy gặp sự cố hệ thống điều khiển, khi thang đến nơi không dừng lại mà tiếp tục di chuyển rồi đột ngột rơi xuống hoặc di chuyển lên.

- Tình huống 2: Trường hợp thang máy đang di chuyển thì đột ngột dừng do mất điện hoặc do lỗi hệ thống điều khiển.

- Tình huống 3: Trường hợp tháng máy đến nơi nhưng cửa thang máy bị kẹt không thể mở được.

- Tình huống 4: Trường hợp nạn nhân mắc kẹt giữa khoảng trống giữa cabin và giếng thang máy (trường hợp này chủ yếu xảy ra khi nhân viên sửa chữa thang máy đứng trên nóc cabin trong khi cabin di chuyển).

2. Các bước cứu hộ thang máy cơ bản bằng tay khi gặp sự cố

- Khi sự cố thang máy xảy ra, không nên cứu hộ một mình mà cần gọi thêm nhân viên cứu hộ thang máy của ban quản lý vận hành toà nhà hoặc công trình để cùng làm việc này. Trong tình huống khẩn cấp nên gọi điện cho đơn vị cung cấp thang máy đồng thời gọi điện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số 114 để được hướng dẫn kịp thời và thoát nạn an toàn.

- Cắt hết nguồn điện cung cấp cho thang máy, đảm bảo tất cả cửa tầng đều đóng.

- Tiếp đó cần xác định xem cabin đang dừng tại tầng nào của thang, có thể nhận biết được cabin dừng tầng nào thông qua phòng máy của thang máy (hầu hết cabin đều được đánh dấu vạch trên dây cáp ở phòng máy để biểu hiện cabin đứng ở điểm nào). Khi xác định được cabin đang ở vị trí nào, lực lượng CNCH sẽ liên lạc với người bị kẹt bên trong.

- Nếu thang đang nằm giữa 2 tầng, lúc này, lực lượng CNCH sẽ đưa cabin về tầng gần nhất bằng cách: Một tay nhả phanh cơ, một tay quay bánh đà động cơ cho đến khi cabin dừng đúng tầng, khi cabin đã đến tầng dừng thì nhả cần phanh cho cabin dừng lại.
- Lấy chìa khóa cơ mở cửa tầng chuyên dụng để mở cửa tầng lẫn cửa cabin để giải thoát cho khách hàng. Cần phải chắc chắn mở khi cabin đã dừng đúng cửa tầng.


Chìa khóa cơ mở cửa thang máy chuyên dụng

- Sau khi đưa được người bị nạn ra ngoài cần đóng cửa cabin hoặc đặt rào chắn, không được mở điện cung cấp cho thang máy.

- Trường hợp người bị rời xuống giếng thang máy, sau khi đưa cabin thang đến vị trí an toàn, lực lượng CNCH dùng thang dây hoặc theo cầu thang bộ đến vị trí tầng mà thang máy đã dừng, tiếp cận nạn nhân, xác định tình trạng nạn nhân. Tùy theo tình trạng của nạn nhân mà lực lượng CNCH có biện pháp đưa nạn nhân ra ngoài (có thể dùng cáng hoặc vác người bị nạn qua vai)./.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21286213
Trực tuyến: ...