"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Nguy cơ cháy, nổ khi tích trữ xăng dầu

A
Cập nhật: 13/04/2020 07:53

Chiều 29-3-2020, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố việc điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu. Theo đó, mức bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 11.956 đồng/lít và xăng RON 95 là 12.560 đồng/lít. Mức bán lẻ của dầu diesel là 11.259 đồng/lít, dầu hoả là 9.141 đồng/lít, dầu mazut là 450 đồng/lít. Đây là mức giá được cho là thấp nhất trong vòng 11 năm trở lại đây, kể từ tháng 4-2009. Chính vì vậy, một bộ phận người dân đã mua xăng, dầu về tích trữ. Việc làm này vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

Xăng, dầu cần được bảo quản theo đúng quy định để không xảy ra nguy cơ cháy nổ

Theo cảnh báo của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - CATP, nhân dân không nên mua xăng dầu về để tích trữ. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ thì “giặc” lửa có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ảnh hưởng lớn đến tính mạng, tài sản của người dân. Không những thế, tích trữ xăng dầu còn vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy. Theo đó, việc tích trữ xăng dầu lại không bảo đảm các điều kiện an toàn, gây ra cháy nổ, thiệt hại đến người và tài sản thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Bên cạnh đó, việc kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng không bảo đảm cũng sẽ bị xử phạt. Cụ thể, tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định về các hành vi kinh doanh xăng dầu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được xây dựng đúng quy định hiện hành về tiêu chuẩn, quy chuẩn của cửa hàng bán lẻ xăng dầu; Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước xây dựng không đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước. Nghị định 167/2013/ NĐ-CP cũng quy định về xử phạt trong an toàn PCCC với mức phạt tiền từ 8 - 15 triệu đồng đối với trường hợp không lắp đặt các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ của các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ra môi trường xung quanh; Không có phương án hoặc thiết bị xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và các chất lỏng dễ cháy khác; Phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng đối với một trong những hành vi sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép; không đúng nơi quy định hoặc san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng nguy hiểm cháy nổ.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21279967
Trực tuyến: ...