"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Nguyên nhân khiến điện thoại di động có thể gây cháy nổ ở trạm xăng

A
Cập nhật: 27/07/2020 11:25

Khi đến các trạm xăng rất dễ dàng nhìn thấy biển cấm, trong đó có việc cấm sử dụng điện thoại di động. Lý do có biển cấm đó bởi sử dụng điện thoại di động khi đang bơm xăng rất nguy hiểm, dễ gây ra cháy nổ.

Trên thực tế, cũng đã xảy ra không ít trường hợp cháy, nổ tại các trạm xăng do sử dụng điện thoại di động. Theo cơ quan chức năng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng điện thoại di động có thể gây cháy, nổ ở trạm xăng; trong đó các nguyên nhân chủ yếu: do pin trong chiếc điện thoại di động. Bởi khi người dùng thường bất cẩn làm rơi máy xuống đất, gây ra tia lửa điện từ chính viên pin. Ngoài ra, điện thoại di động còn có nhiều tính năng như đèn flash xenon hay đèn pin dạng LED để trợ sáng khi chụp ảnh cũng là yếu tố có khả năng phát cháy từ các bóng đèn.

Nguyên nhân thứ hai là do nhiệt độ bất thường của chiếc điện thoại di động. Nếu linh kiện bên trong máy không bảo đảm chất lượng, có thể nhiệt độ sẽ truyền qua vỏ, nhất là vỏ hợp kim. Hiện tượng nóng bất thường, cộng với ma sát với vải quần có thể gây cháy. Nguy hiểm hơn, việc nhiệt độ nóng bất thường của chiếc điện thoại di động có thể tạo ra tiếng nổ, tia lửa điện tiếp xúc trực tiếp với hơi xăng, gây ra cháy nổ.

Nguyên nhân thứ ba là do sóng điện thoại. Tại các trạm xăng dầu, sẽ có hiện tượng xăng bốc hơi, biến thành khí gas tạo ra những ion tích điện trong không gian quanh cây xăng. Khi người dùng gọi hay nhận cuộc gọi hoặc sử dụng kết nối không dây: GPRS, 3G, wifi, bluetooth… sẽ làm công suất phát sóng của chiếc điện thoại di động cao hơn rất nhiều lần nếu có hiện tượng cộng hưởng và tương tác điện từ, sóng có thể tạo ra những tia lửa điện “bắt” vào hơi xăng gây cháy nổ.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21288070
Trực tuyến: ...