"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Phòng cháy chữa cháy bằng các biện pháp cơ bản

A
Cập nhật: 21/01/2020 16:43

Các phương pháp làm ngưng sự cháy

Khi cháy xảy ra, việc làm đầu tiên là làm mọi các để làm ngưng vụ cháy.

Có thể làm ngưng sự cháy bằng 4 phương pháp, bao gồm:

Phương pháp làm lạnh vùng cháy hoặc chất cháy.

Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy.

Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng.

Phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy.

Chi tiết về các phương pháp làm ngưng sự cháy như sau:

1. Phương pháp làm lạnh

Phương pháp làm lạnh là tổng hợp các phương pháp có thể hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ có thể bốc cháy.

Phương pháp làm lạnh chủ yếu được sử dụng để chữa cháy chất rắn (gỗ, giấy, nhựa,…)

Khi sử dụng phương pháp làm lạnh đối với chất lỏng thường không đạt được hiệu quả cao.

Trên thực tế, nước là chất lỏng chữa cháy có thể dùng để chữa cháy nhiều loại đám cháy khác nhau.

Tuy nhiên phải lưu ý rằng nước có tác dụng mạnh với các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số chất khác.

Khi sử dụng nước cần xác định đúng loại chất cháy để đem lại hiệu quả tốt nhất và không gây cháy lan.

2. Phương pháp cách ly

Đây là phương pháp ngăn cách sự tiếp xúc giữa các phần tử chất cháy với Oxy.

Trong chữa cháy, có thể sử dụng phương pháp cách ly bằng bọt chữa cháy hoặc các sản phẩm gây nổ tạo ra khoảng cách.

3. Phương pháp giảm nồng độ

Đây là phương pháp làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy thấp hơn nồng đồ có thể gây bốc cháy.

Phương pháp này có thể thực hiện bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa chất gây cháy và Oxy.

4. Phương pháp kìm hãm

Đây là phương pháp làm mất khả năng hoạt động của các phản ứng cháy chuỗi.

Các loại chất để sử dụng chữa cháy bao gồm một số loại bột chữa cháy ABC hoặc BC.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21283323
Trực tuyến: ...