Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 10/8/2022, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách đảo Bạch Long Vỹ khoảng 220 km về phía Đông, cách Quảng Ninh khoảng 250km về phía Đông Nam, cách Nam Định 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-74km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130 km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km. Đen 01 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Bắc Bộ sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Thực hiện Công điện số 09/CĐ-V01 ngày 08/8/2022 của Văn phòng Bộ Công an và Công điện so 62/CD-PCTT&TKCN ngày 09/8/2022 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hải Phòng về việc về việc phòng chống ứng phó bão số 2 kèm nước dâng do bão trong kỳ triều cường kết hợp mưa lớn; Ban Chỉ huy ƯPT Công an thành phố yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm túc các Công điện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự Bộ Công an, ủy ban nhân dân thành phố, Công an thành phố và chính quyền, địa phương về ứng phó thiên tai.
2. Theo dõi sát diễn biến của bão để chủ động triển khai các phương án, kế hoạch, lực lượng, phương tiện và điều kiện ứng phó, bảo đảm phát huy vai trò xung kích, tuyến đầu của lực lượng Công an nhân dân trên mặt trận phòng, chống thiên tai; thực hiện tốt công tác tuyên truyền và triển khai ứng phó, trong đó thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống bão cho Nhân dân và các lực lượng, cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ, tác nghiệp và giúp Nhân dân tại khu vực bị ảnh hưởng của bão, mưa lớn...
3. Chủ động xây dựng, triển khai các phương án bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông tại các khu vực đường bị ngập, đò ngang, nơi sạt lở nguy hiểm... Bố trí lực lượng, các phương án đảm bảo thông tin liên lạc, trang thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng phục vụ và tham gia phối hợp với các lực lượng liên quan trong công tác ứng phó với bão, thông báo cho chủ phương tiện hoạt động trên biến về diễn biến của bão để chủ động di chuyển về nơi trú tránh an toàn; hỗ trợ sơ tán Nhân dân, khắc phục hậu quả của bão, vệ sinh môi trường... theo phương châm "4 tại chỗ".
4. Sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn trụ sở cơ quan, đơn vị, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, tàu thuyền, các kho bãi, công trình đang thi công... của Công an thành phố.
5. Các thành viên BCH ƯPT Công an thành phố căn cứ nhiệm vụ được phân công chủ động kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó, phòng chống bão và mưa lớn theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
6. Giao Phòng Hậu cần chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát, bố sung, sẵn sàng các trang thiết bị, phương tiện, vật tự phục vụ công tác phòng chống thiên tai của Công an các đơn vị, địa phương, các công trình đang xây dựng của Công an thành phố; tổng họp tình hình, kịp thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy ƯPT Công an thành phố chỉ đạo.
7. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, bảo đảm quân số thường, ứng trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Kịp thời thông tin về hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống bão. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo tình hình, kết quả công tác ứng phó với bão và mưa lớn về Giám đốc Công an thành phố và Trưởng Ban Chỉ huy ƯPT Công an thành phố (Phòng Tham mưu - Trung tâm thông tin chỉ huy) để phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo.