"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, cá nhân trong công tác PCCC

A
Cập nhật: 12/06/2021 12:00

Trong 5 tháng đầu năm 2021, các vụ cháy tại các hộ gia đình trên toàn quốc có xu hướng tăng nhanh về cả số vụ cháy cũng như thiệt hại về người và tài sản. Qua các vụ việc, có thể thấy công tác phổ biến, nâng cao trách nhiệm của các chủ hộ gia đình, cá nhân trong công tác PCCC là việc thực sự cần thiết để góp phần giảm thiểu các sự cố trên, đồng thời là căn cứ pháp luật để có các chế tài xử lý đối với những chủ hộ, cá nhân không tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác PCCC.

Các chủ hộ gia đình cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện Luật PCCC

Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định trách nhiệm trong công tác PCCC của chủ hộ gia đình là đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ; phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

Đối với các chủ hộ gia đình trong công tác PCCC, cần nghiêm túc chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng; bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Cùng với đó, các chủ hộ gia đình cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 (sửa đổi 2013).

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21288493
Trực tuyến: ...