Sáng 22/3/2023, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn Luật Cảnh sát cơ động và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Thiếu tướng Lê Ngọc Châu - Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an dự, chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Cùng dự có Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng & An ninh của Quốc hội; đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ tư pháp; Ban nghiên cứu chuyên đề giúp việc Bộ trưởng; thư ký lãnh đạo Bộ Công an; lãnh đạo các Cục, Bộ Tư lệnh và các đơn vị liên quan.
Tại điểm cầu Hải Phòng, Đại tá Bùi Trung Thành - Phó Giám đốc CATP dự và chủ trì. Cùng dự có tập thể lãnh đạo Phòng CSCĐ, tập thể chỉ huy các đơn vị thuộc phòng, chỉ huy Trung đoàn CSCĐ Công an thành phố; đại diện các phòng nghiệp vụ CATP, CAQ Hồng Bàng và CAH Bạch Long Vĩ. Tại điểm cầu Công an các quận, huyện có đại diện chỉ huy một số đội nghiệp vụ chức năng tham dự.
Dự án Luật CSCĐ được Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh CSCĐ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng từ năm 2019 nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở vững chắc để CSCĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, góp phần bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước.
Đại tá Bùi Trung Thành – Phó Giám đốc CATP chủ trì tại điểm cầu Hải Phòng
Trong quá trình xây dựng Luật CSCĐ, Bộ Công an đã nhận được sự quan tâm, phối hợp, đồng hành và đóng góp ý kiến hết sức trách nhiệm, tâm huyết của các bộ, ngành, đơn vị liên quan, Công an các đơn vị, địa phương và sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
Luật được xây dựng tuân thủ nghiêm quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng lực lượng CSCĐ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH trong tình hình mới.
Đồng thời tuân thủ Hiến pháp, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên; kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; phát triển, bổ sung các quy định mới nhằm thể hiện tính đặc thù của CSCĐ; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của Luật khi được ban hành.
Công an các đơn vị, địa phương dự tại điểm cầu Hải Phòng
Và ngày 14-6-2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV đã biểu quyết thông qua Luật CSCĐ với tỷ lệ đại biểu tán thành cao, đạt trên 91,1%. Luật này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2023.
Tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh – Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh CSCĐ, báo cáo viên pháp luật cấp TW giới thiệu, quán triệt những nội dung cơ bản của Luật CSCĐ và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Hội nghị cũng dành thời gian cho các đại biểu trao đổi, thảo luận, giải đáp những kiến nghị, đề xuất trong quá trình triển khai.
Để Luật CSCĐ được triển khai một cách đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phát biểu khai mạc hội nghị, Thiếu tướng Lê Ngọc Châu - Tư lệnh CSCĐ nhấn mạnh: Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật CSCĐ trong toàn lực lượng, xác định rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho Công an các đơn vị, địa phương. Đồng chí giao sau hội nghị này, Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt đến toàn thể CBCS trong đơn vị và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật một cách đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc…