"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Tăng cường công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân

A
Cập nhật: 25/04/2024 17:03

Ngày 25/04/2024, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC) và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em (Nghị định thư TIP); tăng cường công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân (CAND) từ nay đến năm 2030. Hội nghị được tổ chức tại Hội trường Bộ Công an và trực tuyến đến Công an đơn vị, địa phương. Đồng chí Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị tại Hội trường Bộ Công an có đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ, các trường CAND; tại điểm cầu Công an các địa phương có đại diện Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ…

Đại tá Lê Nguyên Trường - Phó Giám đốc CATP, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CATP và Công an các đơn vị, địa phương dự tại điểm cầu thành phố Hải Phòng

Trong 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an đã phối hợp với các ban, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung có liên quan theo Công ước TOC và Nghị định thư TIP. Bộ Công an đã làm tốt công tác hợp tác quốc tế trong dẫn độ tội phạm, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, tương trợ tư pháp về hình sự cũng như tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người, tội phạm ma túy và các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia khác. Về công tác điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế trong CAND, trong những năm qua, Bộ Công an đã tổ chức ký kết và triển khai thực hiện nhiều điều ước quốc tế, với 03 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự; 17 Hiệp định về dẫn độ; 22 Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù; 17 Hiệp định về hợp tác phòng, chống tội phạm; 06 Hiệp định về cùng bảo vệ tin mật; 14 Hiệp định về nhận trở lại công dân hoặc hợp tác liên quan đến xuất nhập cảnh; 12 Hiệp định về các lĩnh vực khác với đối tác nước ngoài.v.v...cũng như nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch nước việc đàm phán, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế đa phương như: Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Công ước chống tra tấn; Công ước chống bắt con tin; Công ước về trừng trị việc khủng bố bằng bom; Công ước ASEAN về chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Hiệp định ASEAN về dẫn độ, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng…

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng phát biểu tại Hội nghị.

Công tác đàm phán, ký kết điều ước quốc tế của Bộ Công an đóng vai trò quan trọng, góp phần vào thành công của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước; tạo dựng khung khổ pháp lý thực sự hữu hiệu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc từ sớm, từ xa; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, công dân Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện.

Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá về việc thực hiện Công ước TOC và Nghị định thư TIP và công tác điều ước quốc tế với các nội dung như: Cơ chế phối hợp trong phòng, chống tội phạm qua kênh Interpol và Aseanpol; Thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia giữa Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng của các nước có chung biên giới; Áp dụng điều ước quốc tế trong phòng, chống tội phạm về ma tuý có yếu tố nước ngoài - thực trạng và đề xuất; Hoạt động triển khai các dự án hợp tác với nước ngoài trong nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia; Công tác điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế trong CAND tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia… Ngoài ra, các đại biểu cũng làm rõ những vấn đề liên quan đến sự phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Công ước và Nghị định thư, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục…

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác điều ước quốc tế, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an ghi nhận và biểu dương những ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu vào Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Công ước và Nghị định thư; tăng cường công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong CAND từ nay đến năm 2030. Về các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đề nghị Công an các đơn vị, địa phương cần nắm vững những quan điểm chỉ đạo, các vấn đề mang tính chiến lược đối với việc thực hiện Công ước và Nghị định thư, công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện Công ước và Nghị định thư, công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quôc tế; có kế hoạch cụ thể về nhu cầu ký kết, chủ động trong công tác đề xuất đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực được giao, đặc biệt khi có các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an đi công tác nước ngoài hoặc lãnh đạo cấp cao của đối tác nước ngoài đến Việt Nam.

Bên cạnh đó, đồng chí Thứ trưởng Lê Quốc Hùng yêu cầu Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh lĩnh vực hợp tác quốc tế toàn diện, sâu rộng, nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm của các nước để vận dụng vào thực tiễn xây dựng pháp luật về an ninh trật tự của Bộ Công an; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất ký kết, gia nhập, tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế đa phương và song phương về an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng trong ASEAN, các nước lớn, các nước có mối quan hệ truyền thống, từng bước đi vào chiều sâu, thiết thực, chất lượng, hiệu quả…

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21269304
Trực tuyến: ...