"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Hội thảo khoa học, thực tiễn về an ninh môi trường biển, hải đảo, cảng biển trên địa bàn Hải Phòng

A
Cập nhật: 16/10/2023 19:16

Chiều 16/10/2023, Công an thành phố phối hợp với Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức hội thảo khoa học – thực tiễn với chủ đề “Cơ sở lý luận, thực trạng an ninh môi trường biển và hải đảo, cảng biển và giải pháp, phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng phó với các mối đe doạ, khủng hoảng an ninh môi trường biển và hải đảo, cảng biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Dự hội thảo có các đồng chí: Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương; Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các nhà nghiên cứu khoa học, các học giả. Đại biểu thành phố, có đại diện lãnh đạo các đơn vị, sở, ngành, địa phương liên quan. Phía Công an thành phố, dự hội thảo có Thiếu tướng, Tiến sĩ Vũ Thanh Chương – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc CATP; Đại tá, Tiến sĩ Lê Trung Sơn – Phó Giám đốc CATP cùng lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương.

Thiếu tướng, Tiến sĩ Vũ Thanh Chương – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc CATP phát biểu chào mừng

Hải Phòng có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, QP-AN của đất nước, nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH, nhất là kinh tế biển. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm sự ổn định xã hội, bảo vệ TTATXH, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, Hải Phòng đã, đang tăng cường các giải pháp, nguồn lực cho công tác bảo đảm an ninh môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trước những cơ hội, tiềm năng phát triển, đã và đang xuất hiện các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh môi trường nói chung, an ninh môi trường biển, hải đảo, cảng biển nói riêng, có tác động, ảnh hưởng đến sự ổn định, an ninh, an toàn, phát triển bền vững của thành phốtrước mắt cũng như lâu dài. Nguy cơ ô nhiễm môi trường, tình trạng mất an ninh môi trường biển và hải đảo, cảng biển trên địa bàn Hải Phòng rất đa dạng và có xu hướng ngày càng phức tạp. Những năm qua, bình quân mỗi năm, lực lượng Cảnh sát môi trường CATP phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phát hiện, kiểm tra, xử lý khoảng 200 vụ việc vi phạm về môi trường và liên quan tới môi trường. Một số vụ vi phạm pháp luật về môi trường đã bị xử lý hình sự. Vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố nói chung, môi trường biển và hải đảo, cảng biển nói riêng được dự báo diễn biến theo xu hướng tăng.

Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương, phát biểu định hướng hội thảo

Tình trạng ô nhiễm môi trường, an ninh môi trường không những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của thành phố mà còn tiềm ẩn các nguy cơ xung đột xã hội, gây mất an ninh, an toàn trên địa bàn Hải Phòng. Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh môi trường biển và hải đảo, cảng biển cũng sẽ dẫn tới tình trạng xung đột xã hội trên địa bàn thành phố nếu không được phòng ngừa, ứng phó kịp thời và có hiệu quả. Trong khi đó, nhận thức về an ninh môi trường biển và hải đảo, cảng biển của một số cơ quan, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn thành phố còn hạn chế. Do đó, việc chủ động phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ, thách thức, bảo vệ an ninh môi trường biển và hải đảo, cảng biển trên địa bàn Hải Phòng ngày càng “xanh - sạch - đẹp”, xây dựng “Cảng Hải Phòng xanh - thân thiện với môi trường”, hướng tới xây dựng và phát triển bền vững thành phố trong hiện tại và tương lai là vấn đề được đặt ra rất cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.

Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Xuân Toản – Giảng viên cao cấp Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội, báo cáo đề dẫn tại hội thảo

Xuất phát từ yêu cầu trên, hội thảo được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, Công an các đơn vị, địa phương, các nhà khoa họcđánh giá về thực trạng môi trường biển và đề xuất giải pháp phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ đe dọa an ninh môi trường biển trên địa bàn Hải Phòng, góp phần bảo đảm an ninh, TTATXH và phát triển bền vững thành phố đến năm 2030.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội, điều hành phần hội thảo

Tại hội nghị, các đại biểu đã dành phần lớn thời gian để tập trung trao đổi làm rõ, để thống nhất về mặt nhận thức những vấn đề chung về an ninh môi trường biển, hải đảo, cảng biển trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển bền vững đất nước và thành phố Hải Phòng; phân tích, đánh giá, nhận diện đúng thực trạng,chỉ rõ những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các nguy cơ, mối đe dọa và đề xuất các giải pháp, phương án khung về phòng ngừa, chủ động ứng phó có hiệu quả các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh môi trường biển, hải đảo, cảng biển.

Các nhà khoa học phát biểu tại hội thảo

Với tinh thần, trách nhiệm cao, sự tâm huyết, say mê của các nhà khoa học, nhà quản lý, Ban Tổ chức đã nhận đượctổng cộng 31 bài tham luận khoa học gửi về hội thảo, có nội dung phong phú, đa dạng, giàu tính lý luận và thực tiễn, phản ánh đúng chủ đề của hội thảo. Rất nhiều kiến nghị, giải pháp, bộ tiêu chí được chia sẻ tại hội thảo mang tính toàn diện, đồng bộ, sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đã góp phầnphục vụ thiết thực nhiệm vụ bảo đảm an ninh môi trường biển, hải đảo, cảng biển, phát triển kinh tế biển bền vững trên địa bàn Hải Phòng trong những năm tới.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21280875
Trực tuyến: ...