"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

A
Cập nhật: 04/08/2021 07:00

(TG) - Ban Tuyên giáo Trung ương bàn hành Hướng dẫn số 08 – HD/BTGTW về tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021). Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 2002 (Ảnh: Bùi Tuấn)

Căn cứ Kết luận số 88-KL/TW, ngày 18/2/2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm; xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thế sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Thông báo số 237-TB/TW ngày 11/11/2020 về việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2021ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Công văn số 926-CV/VPTW ngày 04/6/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc bổ sung hoạt động tuyên truyền; Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn công tác tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021) như sau:

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          - Tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với cách mạng Việt Nam; khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; qua đó củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm để giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ, cổ vũ các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối tiêu biểu, tích cực học tập, phấn đấu, cống hiến sức lực, trí tuệ, góp phần xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

          - Công tác tuyên truyền, kỷ niệm cần được tiến hành sinh động, thiết thực, hiệu quả và có tính giáo dục sâu sắc, tránh hình thức, phô trương, lãng phí; kết hợp với tuyên truyền các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; bảo đảm tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid19.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Cuộc đời hoạt động cách mạng và công lao, cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người chiến sĩ cách mạng kiên trung; vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

          2. Những thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là những chiến thắng đã gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

3. Vai trò đóng góp to lớn của Đại tướng trong việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự - đường lối chiến tranh Nhân dân độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, cũng như trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; nêu bật đóng góp quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà văn hóa lớn trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, ngoại giao, lịch sử, báo chí,…

          4. Công lao, đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống áp bức, bóc lột, bất công ở các nước thuộc địa trên thế giới, nhất là ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh.

          5. Phẩm chất đạo đức cách mạng cao quý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người chiến sỹ cộng sản đã dâng hiến trọn đời mình cho Đảng và dân tộc; việc giáo dục, học tập tấm gương đạo đức cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong các tầng lớp Nhân dân, trong cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, nhất là trong quân đội.

          6. Tình cảm của đồng bào, chiến sĩ cả nước, đặc biệt là Nhân dân các dân tộc Việt Bắc, Tây Bắc đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

        7. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra tại các bộ, ngành, địa phương trong cả nước, nhất là các hoạt động lớn, trọng tâm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM

1. Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa: Tỉnh Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ và các ban, bộ, ngành liên quan thực hiện.  

2. Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia

- Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Quảng Bình.

- Đơn vị thực hiện: Tỉnh Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ và các ban, bộ, ngành liên quan.

- Đọc diễn văn kỷ niệm: Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

3. Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Quảng Bình thực hiện.

4. Xây dựng phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

5. Tổ chức trưng bày, triển lãm mỹ thuật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện.

6. Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, tỉnh Quảng Bình thực hiện.

7. Tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

8. Xuất bản sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thực hiện.

9.  Tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tỉnh Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng đề án trình Ban Bí thư cho ý kiến.

10. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú: thông qua các ấn phẩm tuyên truyền, hội nghị sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tùy theo điều kiện cụ thể của các địa phương, đơn vị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

       1. Các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị được giao chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

1.1. Tỉnh Quảng Bình

- Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại khu lưu niệm, nhà lưu niệm (tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) và khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ và các ban, bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia tại tỉnh Quảng Bình, trong đó cần chú trọng chuẩn bị kỹ lưỡng kịch bản điều hành Chương trình Lễ kỷ niệm, nội dung Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng; đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam lựa chọn và chuẩn bị bài phát biểu của đại diện cán bộ, tướng lĩnh quân đội đã từng tham gia chiến đấu, công tác với Đại tướng Võ Nguyên Giáp; phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lựa chọn và chuẩn bị bài phát biểu của đại diện thế hệ trẻ Việt Nam tại Lễ kỷ niệm.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Đề án tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình Ban Bí thư cho ý kiến.

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức tốt Hội thảo khoa học cấp quốc gia.

- Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm khác trên địa bàn tỉnh.

1.2. Bộ Quốc phòng

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia; lưu ý chuẩn bị tốt các bài phát biểu khai mạc, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội thảo.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, tỉnh Quảng Bình dự thảo Diễn văn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia, trình cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thẩm định theo quy định; hỗ trợ lực lượng thực hiện nghi lễ tại Lễ kỷ niệm.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức trưng bày, triển lãm về cuộc đời, hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tỉnh Quảng Bình trong việc lựa chọn và chuẩn bị bài phát biểu của đại diện cán bộ, tướng lĩnh quân đội đã tham gia chiến đấu, công tác với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Lễ kỷ niệm; lưu ý lựa chọn đại biểu dự bị.

- Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng.

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm của Bộ (nếu có).

1.3. Ban Tuyên giáo Trung ương

- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam biên soạn, phát hành Đề cương tuyên truyền kỷ niệm.

- Phối hợp với các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm; thẩm định các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia và Hội thảo khoa học cấp quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương xây dựng phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Chỉ đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập, phát hành sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Chủ trì, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ở các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; báo cáo kịp thời Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định.

1.4. Văn phòng Trung ương Đảng

- Phối hợp với tỉnh Quảng Bình, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm, như: Lễ dâng hương, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia, Hội thảo khoa học cấp quốc gia,...

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tham mưu, đề xuất đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự và đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia.

- Phối hợp thẩm định diễn văn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia và bài phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia.

1.5. Văn phòng Chính phủ

- Phối hợp với tỉnh Quảng Bình, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm; phối hợp thẩm định diễn văn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Lễ kỷ niệm.

1.6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động phối hợp với tỉnh Quảng Bình xây dựng kịch bản điều hành chương trình Lễ kỷ niệm và nội dung Chương trình nghệ thuật chào mừng tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương xây dựng phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, nhất là trên panô, áp phích, bảng điện tử, tranh ảnh và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao... chào mừng.

1.7. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Chủ trì, phối hợp với tỉnh Quảng Bình lựa chọn và chuẩn bị bài phát biểu của đại diện thế hệ trẻ tại Lễ kỷ niệm, lưu ý lựa chọn đại biểu dự bị;

- Chủ trì, phối hợp tỉnh Quảng Bình, Bộ Quốc phòng tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

1.8. Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng, tỉnh Quảng Bình lựa chọn và chuẩn bị bài phát biểu của đại diện cán bộ, tướng lĩnh đã từng tham gia chiến đấu, công tác cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

1.9. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn, phát hành sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào đúng dịp kỷ niệm.

1.10. Hãng phim tài liệu và khoa học Trung ương thực hiện sản xuất phim tài liệu kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp để phát sóng trước ngày kỷ niệm.

1.11. Đài Truyền hình Việt Nam

- Chuẩn bị điều kiện truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm cấp quốc gia.

- Phát sóng phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào dịp kỷ niệm, trong khung giờ phù hợp; thực hiện Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.

1.12. Đài Tiếng nói Việt Nam chuẩn bị điều kiện tổ chức tốt việc phát thanh trực tiếp Lễ kỷ niệm và đưa tin về các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm của các ban, bộ, ngành, địa phương.

2. Các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương

2.1. Các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương, nhất là những nơi có gắn bó với cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, căn cứ tình hình cụ thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm phù hợp; chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hội nghị sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, ấn phẩm tuyên truyền và các hoạt động văn hóa - văn nghệ chào mừng.

2.2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cho phóng viên báo chí nước ngoài tuyên truyền; đồng thời hướng dẫn các cơ quan, tổ chức đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tuyên truyền kỷ niệm Ngày sinh Đại tướng gắn với việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại, ngoại giao, về bảo vệ quyền và chủ quyền biển đảo, biên giới của Việt Nam.

2.3. Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin, truyền thông, nhất là việc biên soạn, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đưa thông tin sai trái, xuyên tạc, không đúng định hướng.

3. Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương

Bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai tuyến tin, bài, phóng sự, bố trí chương trình, nội dung, thời lượng phù hợp, có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; đề cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo trong việc kiểm duyệt tin, bài. Lưu ý, việc tuyên truyền phải dựa vào nguồn thông tin, tư liệu chính thống do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp, phát hành; riêng đối với những sự kiện, vấn đề “còn có ý kiến khác nhau” hoặc được dư luận quan tâm cần phải thông tin, báo cáo Ban Tuyên giáo Trung ương trước khi tuyên truyền.

         Đài phát thanh và Truyền hình các địa phương tổ chức tiếp sóng, phát sóng Chương trình truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm và phim tài liệu.

          4. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội

          - Tham mưu cấp ủy xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp bảo đảm thiết thực, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19.

- Tuyên truyền sự kiện trong nội dung Bản tin sinh hoạt chi bộ hoặc Thông tin công tác tuyên giáo của ngành, đoàn thể, địa phương.

  V. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Nhiệt liệt chào mừng 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021)!

2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam!

3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh!

4. Ra sức thi đua lập thành tích chào mừng 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021)!

5. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

6. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

7. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21323496
Trực tuyến: ...