"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Cần nâng mức xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ

A
Cập nhật: 28/02/2020 11:51

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên phạm vi cả nước có chiều hướng diễn biến phức tạp, phần lớn các vụ các vụ chống người thi hành công vụ xảy ra khi lực lượng thực thi nhiệm vụ kiên quyết ngăn chặn, xử lý vi phạm và truy bắt các đối tượng vi phạm pháp luật.
Qua công tác thực tế cho thấy, hành vi chống người thi hành công vụ của các đối tượng ngày càng manh động, trắng trợn, liều lĩnh, thậm chí quyết chống đối đến cùng.Các đối tượng vi phạm không chỉ chống người thi hành công vụ để ngăn chặn việc xử lý mà đôi khi còn chủ động khiêu khích tấn công lại lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, hành vi phạm tội thường rất côn đồ hung hãn, coi thường pháp luật.  Đáng lưu ý một bộ người dân, thanh thiếu niên có thái độ thiếu tôn trọng,chống đối, có trường hợp các đối tượng vừa chống đối vừa lôi kéo người khác cùng tham gia, vừa tìm cách làm mất uy tín của lực lượng thi hành công vụ.

Hình ảnh người vi phạm chống đối lực lượng chức năng

Tình trạng chống người thi hành công vụ nguyên nhân do một bộ phận người dân thiếu hiểu biết pháp luật,bị các đối tượng xấu lôi kéo, nhiều thanh thiếu niên do không được gia đình, nhà trường và xã hội quản lý, giáo dục tốt, nên khi vi phạm bị xử lý thường có thái độ bất hợp tác, chống đối. Thứ hai, do quy định của pháp luật đối với tội phạm chống người thi hành công vụ chưa nghiêm còn nhiều kẽ hở để các đối tượng phạm tội lợi dụng. Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự,an toàn xã hội: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại điều 330 - Bộ luật hình sự quy định: tội chống người thi hành công vụ có mức phạt cao nhất đối với tội danh trên là 07 năm tù. Như vậy, so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi thì mức hình phạt trên chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa nên tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ vẫn diễn biến phức tạp.
Thời gian vừa qua, tình hình các đối tượng phạm tội chống người thi hành công vụ, tấn công lại lực lượng CSGT có nhiều diễn biến phức tạp. Theo thống kê cho thấy từ năm 2018 đến nay, toàn quốc xảy ra 72 vụ chống lại lực lượng CSGT đang thi hành công vụ, làm hai đồng chí hi sinh, 27 đồng chí bị thương. Thực trạng trên đòi hỏi cần có những biện pháp linh hoạt, cứng rắn và có chế tài đủ sức răn đe, phòng ngừa chung. Điển hình vào ngày 20/02/2020 trên QL32 đoạn gần vòng xuyến Sơn Tây, thi xã Sơn Tây ( Hà Nội), nam thanh niên điều khiển xe máy mang biển kiểm soát 36G1_297.70 chạy tốc độ cao,vượt đèn đỏ đâm thẳng vào Trung úy CSGT đang làm nhiệm vụ. Cú đâm mạnh khiến đồng chí CSGT bị thương, nằm bất động trên đường.

 Hình ảnh chiến sĩ CSGT bị thương khi đang làm nhiệm vụ

Qua đây, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Đồng thời, các lực lượng chức năng cần tăng cường công tác đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi và lên án mạnh mẽ hành vi chống người thi hành công vụ; đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; nâng cao ý thức phát hiện, tố giác tội phạm, hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng chức năng giải quyết các vấn đề gây rối trật tự trên địa bàn; kịp thời động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn  dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng và những người thực thi công vụ.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21306536
Trực tuyến: ...