"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Góc nhìn: “Nhà có đám”

A
Cập nhật: 06/12/2019 11:10

Từ xưa đến nay các phong tục, lễ hội luôn là những nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam, đây vừa là truyền thống, vừa là bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đám cưới, đám hỏi, đám giỗ chạp hoặc đám hiếu đến việc tổ chức các sự kiện khai trương, khánh thành…, nhiều gia đình hoặc hộ kinh doanh đã dựng rạp ngay tại khu vực lòng đường, hè phố. Do chỉ tập trung vào công việc riêng mà nhiều người quên mất “việc chung” đó là gây cản trở giao thông. Cá biệt đã có trường hợp đã xảy ra tai nạn giao thông tại chính những vị trí dựng rạp gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.


Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, người dân được phép sử dụng tạm thời hè phố để tổ chức đám tang, đám cưới không quá 48 giờ Khi sử dụng tạm thời hè phố phải thông báo cho Ủy ban nhân dân phường, xã sở tại trước khi sử dụng, việc sử dụng không gây mất trật tự an toàn giao thông, phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu là 1,5 mét (Điều 25A).


Tuy nhiên, việc dựng rạp phục vụ hiếu, hỉ của nhiều hộ gia đình hiện nay không chỉ sử dụng hết phần hè phố mà còn lấn chiếm luôn một phần lòng đường, thậm chí có trường hợp lấn chiếm cả phần lòng đường. Đây là hành vi không chỉ gây cản trở giao thông, là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông (vào giờ cao điểm) mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. 
Theo quy định tại Điều 12 - Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, với hành vi dựng rạp trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Thậm chí nếu xảy ra tai nạn giao thông mà nguyên nhân xuất phát từ dựng rạp trái phép trên hè phố, lòng đường, tùy vào tính chất mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 261 - Bộ Luật hình sự. Do đó để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, mỗi người cần nêu cao ý thức chung vì cộng đồng, vì xã hội  ngày một văn minh hơn.

 

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21300173
Trực tuyến: ...