"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Hiểu cho đúng việc xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan chức năng

A
Cập nhật: 19/05/2020 07:00

Thực hiện việc tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ của Cục CSGT – Bộ Công an, lực lượng CSGT trên toàn quốc đã ra quân từ ngày 15/5/2020, nhưng qua công tác tổng kiểm soát phương tiện có nhiều người dân lại khá bỡ ngỡ về lỗi vi phạm của mình, đặc biệt là các lỗi liên quan đến giấy tờ của người điều khiển phương tiện, cũng như các giấy tờ của phương tiện.

Tại Khoản 3 - Điều 82 - Nghị định 100/NĐ-CP quy định:  Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một,  một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:

a. Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 100/2019/NĐ-CP và tạm giữ phương tiện theo quy định;

b. Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);

c. Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.

Người dân khi tham gia giao thông cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để đảm bảo được quyền lợi của chính mình, đồng thời chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21311085
Trực tuyến: ...