"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Kỳ 4: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phù hiệu xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định.

A
Cập nhật: 26/03/2020 07:00

Tại Mục II - Thông tư 73/2015/TT-BGTVT ngày 11/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách, sửa đổi lần 1 năm 2015, quy định: Bến xe khách được phân loại  thành 6 loại dựa theo các hạng mục cơ sở vật chất của bến xe đó từ loại 1 đến loại 6.

Tại Khoản 2 – Điều 4 – Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, thì: Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực có điều kiện khó khăn vùng sâu, vùng xa cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6.

Tại khoản 4 – Điều 4 – Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định: Xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đáp ứng được một số yêu cầu sau.

a, Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

b, Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe.

c, Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.

Ảnh: Phù hiệu xe chạy tuyến cố định (ảnh minh họa)

Điều 28, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó:

- Tại Khoản 4: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm; đồng thời bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm sau:

a, Không cấp Lệnh vận chuyển, Giấy vận chuyển, cho lái xe theo quy định;  b, Không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định về: Hành trình xe chạy, điểm đầu, điểm cuối của tuyến, giá cước, giá dịch vụ, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, trừ các hành vi quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 28, Nghị định 100/2019/NĐ-CP

e, Không cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định.

g, Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn , hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định.

q, Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có dây an toàn tại các vi trí ghế ngồi , giường nằm theo quy định.

- Tại Khoản 6: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm; đồng thời bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm sau:

d, Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký , niêm yết về : hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước, giá dịch vụ, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.

đ, Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (Đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định, làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát.

k, Không lưu trữ theo quy định các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý điều hành hoạt động vận tải của đơn vị.

o, Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp nhưng không ghi, không lưu được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình tham gia giao thông.

Tại Điểm I, Khoản 7: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân,từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm; đồng thời bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm: Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải để đón, trả khách, nhận, trả hàng trên đường cao tốc.

Với các quy định cụ thể theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đối với việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách nói riêng, kinh doanh dịch vụ vận tải nói chung sẽ giúp các doanh nghiệp vận tải, người lái xe nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, góp phần bảo đảm TTATGT đường bộ, giảm thiểu vi phạm và phòng ngừa tai nạn giao thông.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21307954
Trực tuyến: ...