"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

các quy định của pháp luật về phù hiệu đối với xe ô tô được cấp giấy phép kinh doanh vận tải

A
Cập nhật: 23/03/2020 09:25

Kỳ 1: Tìm hiểu về phù hiệu đối với xe ô tô được cấp giấy phép kinh doanh vận tải

      Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa thu tiền trực tiếp,  phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Sở Giao thông vận tải cấp. Bên cạnh đó, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định phải gắn phù hiệu đối với tất cả các xe đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải.

      Như vậy, “phù hiệu xe” hay còn  thường được gọi là tem xe là một loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho các đối tượng có hoạt động kinh doanh vận tải theo nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.Đây là một hình thức khác của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe và là dấu hiệu để các cơ quan, lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động vận tải.

 Theo nghị định 86/2014/NĐ-CP và  thông tư 63/2014/TT-BGTVT Có tất cả gồm các loại phù hiệu bao gồm: phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE TAXI”, ‘ XE HỢP ĐỒNG”,  “ XE CÔNG - TEN- NƠ, “XE TẢI”, “ XE TRUNG CHUYỂN”, “XE BUÝT”, “XE NỘI BỘ”

Trong đó phù hiệu “XE NỘI BỘ”có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện có hiệu lực của Giấy  phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện. Còn tất cả các loại phù hiệu còn lại  có giá trị theo thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng phương tiện.

Theo Điều 49 thông tư 63/2014/TT-BGTVT có một số những quy định cần chú ý khi sử dụng xe có phù hiệu “XE NỘI BỘ” như:

-, Chỉ được sử dụng để vận chuyển cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc học sinh , sinh viên của đơn vị mình.

-, không được sử dụng xe có phù hiệu “ XE NỘI BỘ” để kinh doanh vận tải hành khách hoặc cho thuê để vận chuyển hành khách.

Để nâng cao hiệu quả công việc cũng như thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải bằng ô tô, cắt giảm các thủ tục hành chính và những điều kiện kinh doanh không phù hợp, giải quyết những vấn đề còn bất cập mà dư luận quan tâm, bên cạnh đó tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng , thuận lợi, giúp cho các đơn vị kinh doanh hoạt động phù hợp,thuận tiện cho nhu cầu đi lại của nhân dân, duy trì siết chặt những yêu cầu về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải.Ngày 17/01/2020  Nghị định số 10/2020/NĐ-CP được ban hành và có hiệu vào ngày 1/4/2020 nhằm thay thế cho nghị định 86/2014/NĐ-CP sẽ phù hợp với nhu cầu giao thông, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình vận tải, Nhằm giải quyết những vấn đề bất cập mà nghị định 86/2014/NĐ-CP chưa tháo gỡ được.

Lấy một ví dụ cụ thể;

Nghị định 10/2020/NĐ-CP cho phép taxi và taxi công nghệ được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ TAXI , hoặc dán logo phản quang, thay vì quy định cúng bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc như ở nghị định 86/2014/NĐ-CP.

Ngoài ra nghị định 10/2020/NĐ-CP không bắt buộc xe hợp đồng điện tử phải gắn hộp đèn, nhưng yêu cầu dán phù hiệu phản quang bên trong xe. Tại điểm a, khoản 1 Điều 7 Nghị định mới quy định xe hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”  được niêm yết ( dán cố định) phía bên phải mặt trong kính phía trước của xe.Theo đó xe hợp đồng như Grab phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe.

  Việc quy định về quản lý và sử dụng phù hiệu, biển hiệu cũng có sự thay đổi; Tại nghị định 10/2020/NĐ-CP Bộ GTVT không còn sử dụng phù hiệu “XE NỘI BỘ” như ở nghị định 86/2014/NĐ-CP và thông tư 63/2014/TT-BGTVT.

Và sẽ có nhiều thay đổi  liên quan đến việc cấp đổi  phù hiệu ,biển hiệu xe đối với các loại hình dịch vụ vận tải ở các kỳ tiếp theo.   (Còn nữa…)

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21308371
Trực tuyến: ...