"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Nguy cơ mất an toàn giao thông do ý thức của người tham gia giao thông

A
Cập nhật: 14/01/2021 07:00

Hiện nay không khó để bắt gặp hình ảnh người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên các tuyến đường thực hiện các hành vi vi phạm như kéo đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh, xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Những hành vi này tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.

Theo điểm k, khoản 3,Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng  đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái, xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định, điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; Ngoài ra ở một số trường hợp người ngồi trên xe vi phạm cũng xem nhẹ tính mạng của chính bản thân khi thực hiện những thực hiện hành vi gây nguy hiểm như trường hợp dưới đây:

Người phụ nữ ngồi sau xe chở hàng cồng kềnh ngồi quay lưng lại với người điều khiển trên đường Nguyễn Đức Cảnh – Hải Phòng

Việc ngồi quay lưng lại trên xe trở hàng cồng kềnh không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của bản thân người phụ nữ  kia mà còn gây nguy hiểm đối với những người tham gia giao thông khác. Thực tế cho thấy nhiều người luôn nghĩ rằng các hành vi vi phạm mà họ thực hiện là vô hại và chỉ đến khi xảy ra những hậu quả đáng tiếc thì suy nghĩ này mới được thay đổi.

Do vậy, mỗi người trong chúng ta cần nâng cao ý thức trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ,để phòng tránh đến mức thấp nhất các tình huống có thể dẫn đến tai nạn giao thông.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21318984
Trực tuyến: ...