"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Tài xế sẽ phải học lại, thi lại nếu bị trừ hết điểm trên giấy phép lái xe

A
Cập nhật: 14/09/2020 10:40

Dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, Bộ Công an đưa ra 28 nhóm hành vi mà tài xế sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền và trừ điểm trên giấy phép lái xe (GPLX).

Theo Cục CSGT, quy định cấp điểm cho GPLX sẽ là biện pháp quản lý văn minh và toàn diện. Quy định này giúp cơ quan Nhà nước có thể theo dõi quá trình chấp hành luật của tài xế sau vi phạm, đồng thời khi được thực thi nó sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của tài xế. GPLX có 12 điểm tương ứng với 12 tháng dựa theo kinh nghiệm của một số nước đã áp dụng, số điểm này không thể hiện trực tiếp trên GPLX mà được mã hóa, lưu trên hệ thống dữ liệu. Khi có quyết định xử phạt, điểm sẽ được trừ trên hệ thống. CSGT chỉ cần kiểm tra nhanh trên máy sẽ biết tài xế còn bao nhiêu điểm.

Hiện Bộ Công an đang chỉ đạo Cục CSGT triển khai phần mềm xử lý vi phạm. Khi phần mềm này ra đời, toàn bộ phương tiện vi phạm, GPLX của người vi phạm đã có trong dữ liệu và dữ liệu này sẽ song song với việc phần mềm quản lý cấp đổi GPLX. Trong thời hạn 1 năm kể từ lần trừ điểm gần nhất, nếu người lái xe không bị trừ hết điểm thì cơ quan chức năng sẽ cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp. Tuy nhiên, trong 1 năm mà tài xế không vi phạm thì sẽ không được cộng tích lũy điểm sang năm kế tiếp (như năm 2020, tài xế không bị trừ điểm nào thì năm 2021 vẫn chỉ được cấp 12 điểm chứ không được cộng dồn điểm cũa năm 2020 thành 24 điểm). Trong trường hợp bị trừ hết điểm, GPLX bị coi không còn hiệu lực, tài xế phải học và thi lại GPLX.

Cũng giống như xử phạt nguội vi phạm giao thông như hiện nay, tài xế chỉ cần vào trang web của Cục CSGT sẽ biết được mình bị trừ bao nhiêu điểm với từng lỗi cụ thể.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21316783
Trực tuyến: ...