"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Vi phạm nồng độ cồn - Thói quen hay ý thức?

A
Cập nhật: 07/04/2021 17:00

Ngày 01/01/2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ chính thức có hiệu lực, tác động mạnh mẽ tới ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông nói chung và người có thói quen điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia nói riêng. Vấn đề này đã được nhiều cơ quan thông tin truyền thông liên tục đăng tải thông tin về hậu quả, tác hại to lớn của việc sử dụng rượu, bia, đồng thời những hệ luỵ của nó đối với chính người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và những người khác. Mức phạt cao nhất từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, từ 8 triệu đến 9 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi vi phạm:điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở và hình phạt bổ sung tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng đã trở thành hình thức răn đe tác dụng nhất, được toàn dân quan tâm tìm hiểu, chia sẻ. Trong thời điểm Quý 1/2020, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia đã được kiềm chế trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp trong năm 2020 và Quý I/2021, toàn dân đã chuyển sự quan tâm đến tình hình dịch bệnh, tập trung thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch nên phần nào giảm đi việc quan tâm, tìm hiểu về tình hình TTATGT, nhất là việc chấp hành quy định không uống rượu, bia khi lái xe. Hơn nữa, có thể thấy rằng, cứ sau mỗi lần dịch bệnh được khống chế, dừng giãn cách xã hội thì hiện tượng tụ tập, liên hoan và sử dụng rượu, bia để chúc mừng đã trở thành tâm lý chung của không ít người. Từ quý II/2020 đến hết năm 2020, số trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị lực lượng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hải Phòng kiểm tra xử lý là 2.306 trường hợp, so với năm 2019 tăng 355 trường hợp (tăng 18,20%).Có lẽ mức phạt tiền đến 35 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 23 tháng dường như đã không đủ sức răn đe như thời điểm Quý I/2020.

Trước tình hình đó, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Ngay trong Quý I/2021, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Giám đốc CATP Hải Phòng đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiệ Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma tuý, nồng độ cồn” từ ngày 15/3/2021. Trong Quý I/2021, lực lượng CSGT đường bộ - đường sắt đã kiểm tra, xử lý 637 trường hợp vi phạm (trong đó có 42 trường hợp xe ô tô, 595 trường hợp xe mô tô), tiền phạt theo lỗi gần 03 tỷ đồng.Với sự vào cuộc tích cực của lực lượng CSGT đường bộ - đường sắt, trong Quý I/2021 không để xảy ra vụ tai nạn giao thông nào liên quan đến người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.

Song, trên thực tế, số lượng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn chưa bị phát hiện còn rất nhiều, việc kiểm tra xử lý của lực lượng chức năng đối với hành vi này cũng gặp không ít khó khăn. Để hạn chế đến mức tối đa vi phạm nồng độ cồn không chỉ là trách nhiệm của lực lượng CSGT mà phần lớn là do ý thức tự giác chấp hành của mỗi người; sự đồng hành, ủng hộ, hỗ trợ của mọi người dân đối với lực lượng CSGT khi thực hiện việc kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm này. Hãy thay đổi thói quen của chính mình bằng việc thực hiện nghiêm “Đã uống rượu, bia – Không lái xe”, điều đó không chỉ mang lại sự an toàn cho chính bản thân mình mà còn mang lại sự an toàn cho những người tham gia giao thông khác.

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21321214
Trực tuyến: ...