"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Vì sao mức phạt luôn là mức trung bình?

A
Cập nhật: 05/02/2020 08:25

Kể từ thời điểm có hiệu lực (từ ngày 01/01/2020), Nghị định 100/2019-NĐ/CP của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng, nâng cao được ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người dân cũng như đủ tính răn đe để một phần nào lan tỏa đến cộng đồng giúp phòng ngừa tai nạn giao thông.

Nhìn chung các mức phạt trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều tăng cả về mức tiền phạt cũng như thời gian tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề… Có những lỗi vi phạm về nồng độ cồn thời hạn tạm giữ này lên đến 23 tháng, nếu vi phạm sẽ không được điều khiển phương tiện trong gần 2 năm khiến nhiều người tỏ ra e dè vì vậy thời gian vừa qua đa số người dân đã biết ý thức hơn trong việc sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện từ đó giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia. 

Tuy nhiên cũng không ít người có thắc mắc về việc tại sao khi xử phạt người vi phạm lực lượng chức năng lại lấy mốc phạt là mức trung bình trong khung hình phạt?

Thượng tá Vũ Văn Quang – Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt, CATP Hải Phòng lời như sau:

  • Khoản 4, Điều 23, Luật xử lý vi phạm hành chính 15/2012/QH13 quy định:

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

- Khoản 2, Điều 81, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.

Như vậy người vi phạm có thể hoàn toàn yên tâm vì đây là mức phạt đã được pháp luật quy định rõ ràng, những trường hợp tăng nặng, giảm nhẹ sẽ được cơ quan chức năng xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của công dân.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21306891
Trực tuyến: ...