"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Vì sao nghị định NĐ100/2019/NĐ-CP có hiệu lực sau 02 ngày?

A
Cập nhật: 20/01/2020 15:52

Ngày 30/12/2019 Chính phủ ban hành nghị định NĐ100/2019/NĐ-CP thì chỉ sau 02 ngày là 01/01/2020 có hiệu lực liệu có sai? Đây là câu hỏi được nhiều độc giả thắc mắc, nhờ chúng tôi tư vấn, vì Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (80/2015/QH13) năm 2015 cũng quy định rằng khi ký ban hành thì phải sau ít nhất  45 ngày mới có hiệu lực. Cụ thể trong khoản 1 luật này cũng có nêu:

Khoản 1 – Điều 151: Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

Liệu chính phủ ban hành có sai hay không? Nghị định lại cao hơn luật? Câu trả lời là KHÔNG vì trong khoản 2 điều 151 cũng có nêu:

Khoản 2 – Điều 151:  Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Như vậy việc ban hành nghị định NĐ100/2019/NĐ-CP của Chính phủ vẫn đảm bảo đúng, đủ quyền lợi của người dân cũng như các quy trình, quy định của Pháp luật.                                                                      

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21292574
Trực tuyến: ...