"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam – Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL trong Công an Hải Phòng

A
Cập nhật: 08/11/2023 08:00

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định “Ngày 09 tháng 11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Ngày 09/11/1946 chính là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lấy ý kiến người dân về đánh giá mức độ hài lòng đối với việc thực hiện thủ tục hành chính của Công an thành phố

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là “cầu nối” để đưa pháp luật vào đời sống. Với ý nghĩa đó, Công an thành phố luôn đặc biệt quan tâm, chỉ đạo xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động, góp phần trang bị cho CBCSvàtuyên truyền để Nhân dân nắm vững những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực ANTT, nhất là những vấn đề mới được sửa đổi, bổ sung góp phần xây dựng Công an thành phố Hải Phòng trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Hằng năm, Công an thành phố đều tổ chức hưởng ứng nghiêm túc Ngày Pháp luật Việt Nam với các hình thức phong phú, linh hoạt các hoạt động tại các đơn vị, địa phương trực thuộc. Đây chính là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý thiết thực, là điểm nhấn nhằm tổng kết, đánh giá kết quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật, ý thức thượng tôn pháp luật, coi trọng kỷ cương, kỷ luật cũng như năng lực áp dụng pháp luật, tinh thần trách nhiệm trong thi hành và bảo vệ pháp luật; đồng thời khẳng định lại kết quả nổi bật và phát động mạnh mẽ, sâu rộng công tác tuyên truyền PBGDPL.

Bước then chốt là Công an thành phố đã chú ý kiện toàn, bổ sung Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật với 24 thành viên cán bộ chủ chốt làm nhân tố trong công tác chỉ đạo. Tổ chức tập huấn, cập nhật chính sách, pháp luật cho 34 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh;105 cán bộ làm công tác pháp chế (chuyên trách và kiêm nhiệm) tại Công an các đơn vị, địa phương.

Chú trọng đổi mới công tác triển khai thi hành pháp luật, đặc biệt là lồng ghép triển khai, tuyên truyền các Luật được Quốc hội khóa XV (các kỳ họp 3, 4, 5) thông qua trongcác thông báo văn bản QPPL định kỳ hằng quý và đăng công khai trên Cổng Thông tin điện tử, giúp CBCS và nhân dân tra cứu, khai thác thông tin được thuận tiện và nhanh chóng.

Phát động xây dựng Tủ sách pháp luật sâu rộng;thiết kế chuyên mục pháp chế, quản lý khoa học và chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử nhằm số hóa các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Đến nay, đã xây dựng và duy trì tủ sách Pháp – Khoa (pháp luật và khoa học) đặt tại Phòng Tham mưu,Tủ sách pháp luật tại các đơn vị với hơn 2.500 đầu sách pháp luật kịp thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ và áp dụng pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luậttại Công an thành phố cũng đã đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, cụ thể như:

Đối với cán bộ chiến sỹ thường xuyên có những lớp tập huấn Luật, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến quán triệt bằng Hội nghị không giấy, Hội nghị trực tuyến 2 cấp đến tận cơ sở, các cuộc thi tìm hiểu, tọa đàm, câu lạc bộ nghiệp vụ, sao gửi văn bản…; với cán bộ công chức, viên chức qua công tác phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương;

Với Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố, chú trọng chuyên đề An ninh Hải Phòng, Cổng Thông tin điện tử…, chọn những vấn đề trọng tâm tuyên truyền mang tính thực tế cao như: đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nghiên cứu, định hướngnhững vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, theo dõi qua các fanpage, blog, facebook, zalo…. Hay tổ chức hình thức nói chuyện chuyên đề pháp luật, những vấn đề mới cho học sinh, sinh viên… về bảo đảm an ninh thông tin, việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin tên mạng internet, mạng xã hội. Lựa chọn các đối tượng, địa bàn để tuyên truyền trực quan về công tác bảo vệ môi trường,pháp luật về TTATGT, cảnh báo tai nạn giao thông, hướng dẫn lái xe an toàn khi tham gia giao thông; phương thức, thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, phổ biến Luật An ninh mạng và các kỹ năng sử dụng mạng xã hội. Tuyên truyền tập huấn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), vận động người dân cài đặt, sử dụng App “Báo cháy 114” và quan tâm tài khoản “Cục Cảnh sát PCCC và CNCH” trên mạng Zalo, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng” đến từng thôn, xóm, tổ dân phổ, khu dân cư; tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần, chuyển đổi số trong Công an nhân dân; xây dựng các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ…

Với các đối tượng đặc thù như thanh thiếu niên hư, đối tượng vi phạm pháp luật, can phạm nhân bằng hình thức tuyên truyền giải thích trực tiếp qua hoạt động nghiệp vụ, công tác tuần tra kiểm soát, công tác giáo dục can phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng….

Từ thực tiễn, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Namđã đạt được nhiều kết quả khích lệ bước đầu, góp phần không nhỏ trong công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác này, đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cần tiếp tục quan tâm các giải pháp sau:

- Một là, lấy nhân tố con người làm nòng cốt, phát huy vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Hội đồng PHPBGDPL, cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương; cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ hơn về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PBGDPL nói chung, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng.

- Hai là, công tác phối hợp trong và ngoài ngành cần uyển chuyển hơn, sát hợp thực tế, phù hợp hơn theo yều cầu; huy động được sự tham gia, hiệp đồng chặt chẽ của các cấp, các ngành, các lực lượng và đông đảo cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân, phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan pháp luật, cơ quan chính trị và lực lượng xung kích.

- Ba là, tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc đổi mới các nội dung, hình thứchưởng ứng Ngày Pháp luậtđể thu hút sự quan tâm theo dõi, tham gia, lấy hiệu quả, kết quả cuối cùng làm thước đo đánh giá.

- Bốn là, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm;thường xuyên động viên, khen thưởng, khích lệ CBCS thực hiện công tác này. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chính quy, hiện đại trong Công an nhân dân.

Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (09/11/1846-09/11/2023), mỗi cán bộ chiến sỹ CATP luôn tự hào, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyện đóng góp phần sức lực nhỏ bé làm “cầu nối” đưa pháp luật đến với cuộc sống, được Nhân dân thành phố Cảng ủng hộ, tin tưởng, chấp hành.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21288007
Trực tuyến: ...